Vinpearl – Định giá có thực sự cao ?

1. Định giá 160 nghìn tỷ trong phiên giao dịch đầu tiên.

Ngày 13/05/2025, Vinpearl chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán là VPL. Kết phiên giao dịch đầu tiên, vốn hóa của Vinpearl đạt khoảng 160 tỷ, bằng với vốn hóa của HPG, FPT và cao hơn vốn hóa của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn khác như MBB, ACB, MSN, MWG, …

Một trong những lý do khiến Vinpearl được định giá cao khi mới niêm yết là vì quy mô tài sản mà doanh nghiệp này đang sở hữu rất lớn. Tại cuối 2024, Vinpearl đang sở hữu, vận hành và quản lý 30 cơ sở khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng tại 18 tỉnh thành với công suất phòng trên 16.100 phòng khách sạn và 4 công viên chủ đề, 5 khu vui chơi giải trí, 1 công viên bảo bồn, 4 sân gofl, 1 học viên ngựa, 1 trung tâm hội nghị ẩm thực, … Và doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô trong tương lai.

2. Lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Mặc dù có quy mô tài sản rất lớn nhưng hiệu quả kinh doanh của Vinpearl vẫn chưa đạt mức tương xứng. Thời điểm trước đại dịch Covid 19 thì lợi nhuận của Vinpearl chỉ giao động từ vài chục tỷ đến vài chăm tỷ. Còn trong giai đoạn Covid 19 thì Vinpearl liên ghi nhận các khoản lỗ lớn, thậm trí năm 2021 doanh nghiệp lỗ 9.570 tỷ. Việc Vinpearl lỗ nặng như vậy là vì ảnh hưởng bởi đại dịch và phải trả lợi nhuận cố định như đã cam kết cho các biệt thự biển và condotel đã bán. Sau giai đoạn Covid 19, lợi nhuận của Vinpearl tăng mạnh trở lại, nhưng điều này không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Năm 2023, Vinpearl lỗ gộp 2.569 tỷ. Đến 2024, Vinpearl đã có sự phục hồi và ghi nhận lãi gộp đạt 2.863 tỷ, nhưng con số này vẫn chưa đủ để trả các chi phí như lãi vay, quản lý doanh nghiệp, … Việc Vinpearl vẫn ghi nhận lợi nhuận dương mặc dù lãi gộp không đủ bù đắp hết các chi phí là nhờ doanh thu tài chính.

Doanh thu tài chính trong nhiều năm trở lại đây của Vinpearl chủ yếu đến từ việc chuyển giao quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh và chuyển nhượng cổ phần tại các dự án. Đây là hành động bán đi tài sản của doanh nghiệp, do đó các khoản doanh thu tài chính này chỉ là thu nhập bất thường và sẽ không thể duy trì lâu dài. Để một doanh nghiệp có sự tăng trưởng bền vững thì lợi nhuận phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

3. Vinpearl có thực sự định giá đắt?

Trong 2024, biên lãi gộp của Vinpearl là 20%, thấp hơn nhiều so với mức biên lãi gộp trung bình của các doanh nghiệp cùng khu vực là 43%. Mặc dù có hiệu quả kinh doanh thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành, nhưng định giá hiện tại của Vinpearl đang cao gần gấp đôi so với mức định giá trung bình. Vinpearl là doanh nghiệp có giá trị tài sản lớn, nhưng với mức định giá ở hiện tại chưa đủ hấp dẫn để đầu tư, chưa kể đại dịch Covid đang có xu hướng bùng phát trở lại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Vinpearl.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.

MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *