MSR – Hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.

1. Lỗ kỷ lục trong 2024.

Hiện nay, mảng đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu của MSR là khai thác Vonfram.

Trong năm 2024, mặc dù ghi nhận khoản lãi 1.405 tỷ từ việc thoái vốn tại công ty con, nhưng MSR vẫn lỗ sau thuế 1.638 tỷ.

Điều này là do mảng kinh doanh đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu của MSR là Vonfram lỗ gộp 620 tỷ trong 2024.

Mảng khai thác Vonfram lỗ gộp trong 2024 là do giá Vonfram ở mức thấp và giá trị khấu hao mỗi năm của mảng kinh doanh này vẫn còn cao.

Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng là yếu tố khiến cho MSR thua lỗ trong 2023, 2024 và liên tục ghi nhận lợi nhuận nhuận ở mức thấp trong nhiều năm trước đó.

2. Mỏ núi pháo – tiềm năng lớn đang chờ khai phá.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh của MSR chủ yếu xoay quanh việc khai thác các khoáng sản, kim loại tại mỏ Núi Pháo. Các khoảng sản, kim loại phổ biến tại mỏ Núi Pháo là quặng WO3 (Loại quặng dùng để sản xuất Vonfram), Bitsmuth, Đồng, Flourit, … Núi Pháo là mỏ Vonfram có trữ lượng lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc. Còn đối với Bitsmuth, mỏ Núi Pháo chiếm 40% trữ lượng trên toàn cầu, nhưng MSR mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ.

Tổng số tiền mà MSR đã đầu tư để khai thác tại mỏ Núi Pháo khoảng 1 tỷ USD, điều này chứng tỏ BLĐ doanh nghiệp đặt rất nhiều kỳ vọng vào tiềm năng trong tương lai của mỏ Núi Pháo.

Vonfram và Bitsmuth là 2 kim loại có giá trị nhất tại mỏ Núi Pháo, đây đều là những kim loại có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ, quốc phòng, … Do đó, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của Vonfram và Bitsmuth sẽ càng tăng lên.

Vào năm 2014, sau hơn 3 năm xây dựng thì mỏ núi pháo chính thức đi vào vận hành sản xuất thương mại. Khi đó, BLĐ của MSR đã nhận thấy được ứng dụng to lớn của Vonfram và Bitsmuth trong nhiều lĩnh vực, kết hợp với xu hướng hạn chế xuất khẩu các kim loại, khoáng sản của Trung Quốc, điều này khiến cho giá trị thực sự của mỏ núi pháo trong tương lai sẽ lớn hơn rất nhiều so với số vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ USD.

3. Hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Vào ngày 04/02/2025, Trung Quốc đã ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu 5 loại khoảng sản sang Mỹ để đáp trả lại các lệnh cấm vận, điều này sẽ gây ra tình trạng khan hiếm, từ đó khiến cho giá của các loại kháng sản bị hạn chế xuất khẩu tăng cao. Trong 5 loại khoáng sản Trung Quốc hạn chế xuất khẩu sang Mỹ có Vonfram và Bismuth, đây là 2 loại khoáng sản mà MSR sở hữu trữ lượng lớn.

Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm khoảng 80% sản lượng Vonfram và Bismut trên toàn cầu, do đó lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc sẽ có tác động rất lớn đến nguồn cung trên toàn cầu.

Vonfram và Bismuth nằm trong danh sách bị hạn chế xuất khẩu đã giúp cho cổ phiếu MSR nhận được nhiều sự kỳ vọng của NĐT, điều này khiến cho cổ phiếu tăng trần liên tục. Trong ngắn hạn, MSR được hưởng lợi từ sự kỳ vọng, nhưng cần phải đánh giá kỹ về khả năng chuyển đổi sự kỳ vọng thành lợi nhuận, đội ngũ sẽ tiếp tục cập nhật và đưa ra các khuyến nghị thích hợp nhất đối với cổ phiếu MSR.

Trong giai đoạn gần đây, không chỉ có mỗi MSR, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp khác trong lĩnh vực khai thác khoán sản cũng đều ghi nhận mức tăng mạnh, điển hình nhất là KSV (Sở hữu mỏ đất hiếm) và HGM (Doanh nghiệp duy nhất có thể khai thác được Antoni ở Việt Nam).

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *