VNM – Lấn sân sang mảng thịt bò.
Trong giai đoạn 2007 – 2017, nhờ vào thu nhập người dân liên tục tăng và mức tiêu thụ sữa vẫn còn thấp đã giúp cho lợi nhuận của VNM tăng gấp 10 lần. Nhưng từ giai đoạn 2018 – nay, do ngành sữa đã gần như bão hòa và mức độ cạnh tranh trong ngành gay gắt, điều này đã khiến cho lợi nhuận của VNM không còn tăng trưởng được nữa, thậm trí còn đang có dấu hiệu sụt giảm.

Giá cổ phiếu VNM cũng phản ánh chính xác diễn biến lợi nhuận của doanh nghiệp qua các giai đoạn. Trong chu kỳ tăng trưởng 2007 – 2017, giá cổ phiếu VNM tăng gấp 50 lần. Nhưng từ 2018 – nay, giá cổ phiếu VNM giảm 45%. Vậy thì hiện tại có phải thời điểm phù hợp để đầu tư cổ phiếu VNM không ? Mời NĐT tiếp tục đọc bài phân tích để hiểu hơn về triển vọng của doanh nghiệp.

1. Lấn sân sang mảng thịt bò.
Các dự án trọng điểm mà VNM đang triển khai là Tổ hợp chăn nuôi & chế biến thịt bò Vinabeef và Nhà máy sữa Hưng Yên. Đối với Tổ hợp chăn nuôi & chế biến thịt bò Vinabeef thì đã chạy thử nhà máy chế biến thịt bò mát vào cuối 2024, dự kiến sẽ tiếp tục đưa trang trại bò thịt vào hoạt động trong 2025. Còn Nhà máy sữa Hưng Yên với công suất 400 triệu lít sữa/năm dự kiến khởi công trong Q2/2025, nhưng có thể lâu hơn dự kiến do dự án này đã chậm tiến độ trong nhiều năm.

Tổ hợp chăn nuôi & chế biến thịt bò Vinabeef của VNM sở hữu quy trình chăn nuôi & chế biến khép kín, điều này giúp cho sản phẩm thịt bò của VNM có lợi thế cạnh tranh về giá bán và chất lượng được đảm bảo hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Trong năm 2025, mảng thịt bò có thể đem lại cho VNM khoảng 1.000 tỷ doanh thu và 150 tỷ lợi nhuận gộp, tương ứng biên lợi nhuận gộp là 15%. Doanh thu mảng thịt bò sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo khi số lượng bò tại trang trại sẽ ngày càng tăng lên tiệm cận với quy mô 10.000 con bò thịt.

2. Định giá phù hợp.
Hiện nay, định giá P/B của VNM là 3.7 lần, còn P/E là 14 lần, đây đều là các mức định giá rất thấp so với quá khứ của VNM. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp sản xuất đã đi qua giai đoạn tăng trưởng thì định giá của VNM không phải là quá thấp.

Ngoài tài sản hữu hình thì VNM còn sở hữu giá trị tài sản vô hình rất lớn, đó là thương hiệu được định giá 3 tỷ USD. Để xây dựng được thương hiệu sữa quốc gia như Vinamilk là điều rất khó, đây chính là lợi thế cạnh tranh mà không doanh nghiệp nào trong ngành có được, do đó VNM xứng đáng được trả một mức định giá cao hơn các doanh nghiệp sản xuất đã đi qua giai đoạn tăng trưởng.

3. Khuyến nghị.
Kể từ 2018 – 2024, mức cổ tức trung bình mỗi năm của VNM là khoảng 4.000 VNĐ/cổ phiếu.

Mức giá hiện tại của cổ phiếu VNM là 60 nghìn, vậy chỉ tính riêng tỷ suất từ cổ tức cũng là 6.7%/năm, cao hơn lãi suất gửi ngân hàng. Cổ phiếu VNM phù hợp với những NĐT dài hạn và mong muốn nhận được cổ tức bằng tiền mặt đều đặn qua các năm, NĐT có thể mua gom cổ phiếu VNM quanh vùng giá từ 50 – 55.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/