VIB – Tìm cổ đông chiến lược mới
1. Tín dụng tăng trung bình 22%/năm trong 7 năm qua.
Trong giai đoạn 2018 – 2024, tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng (Tín dụng) trung bình mỗi năm của VIB là 22%.

VIB đặt mục tiêu tăng trưởng cho vay mỗi năm đạt 20% – 30% trong 10 năm tới, đây là một tham vọng rất lớn của ban lãnh đạo. Giả sử trong 10 năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng cho vay trung bình của VIB đạt 20%/năm thì đến 2035 tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng này sẽ đạt 2 triệu tỷ, gấp 6 lần hiện tại.

2. Kỳ vọng nợ xấu giảm.
Thay vì tập trung cho vay doanh nghiệp như các ngân hàng khác, VIB lại tập trung vào mảng bán lẻ. Tính đến cuối 2024, hộ kinh doanh và cá nhân đang chiếm đến 78.57% trong cơ cấu dự nợ tín dụng của VIB.

Do tệp khách hàng chủ yếu là hộ kinh doanh và cá nhân nên diễn biến nợ xấu của VIB sẽ chịu tác động rất lớn bởi nền kinh tế. Trong Q4/2024, nợ xấu của VIB là 3.51%, giảm so với con số 3.85% trong quý trước đó. Kỳ vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi tích cực trong 2025, từ đó giúp cho tỷ lệ nợ xấu của VIB giảm.

3. Game tăng vốn 2025.
Trong 2025, VIB dự kiến tăng vốn từ 29.791 tỷ lên thành 34.040 tỷ thông quá việc phát hành thêm 417 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và 78 triệu cổ phiếu ESOP. Những ngân hàng nào tăng vốn đều sẽ thu hút được sự quan tâm của dòng tiền đầu cơ, điều này sẽ có tác động tích cực đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

4. Tìm cổ đông chiến lược mới.
Trong năm 2024, cổ đông lớn nhất của VIB là Commonwealth Bank Of Australia đã bán 448 triệu cổ phiếu, tương ứng giảm tỷ lệ sở hữu từ 20% xuống chỉ còn gần 5%.

Tại đại hội cổ đông 2025, chủ tịch VIB cho biết ngân hàng đang tích cực tìm kiếm các đối tác mới có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Nhờ vào tín dụng liên tục tăng trưởng ở mức cao nên ngành ngân hàng của Việt Nam luôn rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, do đó VIB sẽ sớm tìm được đối tác phù hợp, đây cũng là động lực giúp cho cổ phiếu tăng giá.

5. Luật hóa nghị quyết 42 giúp tăng khả năng thu hồi nợ.
Gần đây, ngân hàng nhà nước đã đề xuất luật hóa theo hướng sửa đổi nghị quyết 42 và dự kiến trình Quốc hội khóa XV xem xét tại kỳ họp thứ 9 trong tháng 5/2025. Bảng bên dưới là các điểm quan trọng trong luật hóa theo hướng sửa đổi nghị quyết 42:

Tính đến cuối 2024, nợ xấu đã xử lý trong nợ ngoại bảng của VIB là 21.628 nghìn tỷ, tương đương 58% vốn chủ sở hữu. Nợ xấu ngoại bảng là những khoản nợ xấu đã được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý được theo dõi ngoại bảng để tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi, việc thu hồi được các khoản nợ ngoại bảng sẽ làm tăng lợi nhuận bất thường của các ngân hàng.
Kỳ vọng việc luật hóa các nội dung trong nghị quyết 42 sẽ được thông qua trong 2025, từ đó giúp cho tốc độ thu hồi nợ xấu ngoại bảng của VIB diễn ra dễ dàng và nhanh hơn, đây cũng là một yếu tố giúp cho VIB tạo ra được sự tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong tương lai.

6. Định giá cổ phiếu VIB.
Năm 2025, VIB đặt ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 11.000 tỷ, tương đương với 9.100 tỷ lợi nhuận sau thuế. Mức định giá hợp lý đội ngũ ước tính trong 2025 đối với cổ phiếu VIB là 21.400 VNĐ/cổ phiếu.

Tron ngắn hạn thị trường đang biến động mạnh do thông tin Mỹ áp thuế 46% lên các hàng hóa của Việt Nam. NĐT cũng có thể tận dụng cơ hội này để mua gom cổ phiếu VIB ở các mức giá triết khấu tốt.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/