TTF – Doanh nghiệp khiến Vingroup cũng phải ngậm ngùi cắt lỗ.

1. Vua gỗ một thời.

Trong quá khứ, TTF từng được mệnh danh là vua gỗ của Việt Nam với doanh thu năm 2011 lên đến gần 3.000 tỷ.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu TTF chỉ là 3.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm hơn 90% so với vùng đỉnh lịch sử. Vậy điều gì đã xảy ra với vua gỗ một thời, mời NĐT đọc tiếp để hiểu rõ hơn.

2. Đến cả Vingroup cũng ngậm ngùi cắt lỗ.

Đầu T5/2016, Vingroup thông qua công ty con là CTCP đầu tư xây dựng Tân Liên Phát đã bỏ ra 1.800 tỷ để mua 72 triệu cổ phiếu TTF, tương ứng với 49% cổ phần. Ngoài ra, Vingroup còn có ý định chuyển đổi khoản vay cho TTF với giá trị 1.200 tỷ thành cổ phiếu, từ đó nâng tỷ lệ sở hữu lên thành 69%.

Kể từ khi hoàn tất việc mua 49% cổ phần của TTF, Vingroup đã thay thế tổng giám đốc và công ty kiểm toán BCTC (Báo cáo tài chính) của doanh nghiệp. Đến Q2/2016, tức là quý đầu tiên sau khi thay đổi đơn vị kiểm toán, giá trị của khoản mục hàng tồn kho thực tế của TTF bị phát hiện thiếu 1.051 tỷ so với BCTC.

Hơn 1.051 giá trị hàng tồn kho bị thiếu khi đó được hạch toán vào chi phí giá vốn hàng bán.

Điều này đã khiến cho TTF thua lỗ 1.271 tỷ trong năm 2016.

Sau khi công bố thông tin hàng tồn kho thực tế thấp hơn 1.051 tỷ so với BCTC, cổ phiếu TTF giảm sàn liên tục và đỉnh điểm mất hơn 90% giá trị. Sau đó, Vingroup cũng phải ngậm ngùi cắt lỗ cổ phiếu TTF khi nắm giữ chưa đầy 1 năm.

Việc hàng tồn kho của TTF xuất hiện nhiều vấn đề bất thường hoàn toàn có thể phát hiện được từ trước, bởi trong năm 2013 – 2014, doanh thu của TTF giảm gần một nửa nhưng giá trị hàng tồn kho lại tăng rất mạnh và ở mức lớn hơn cả doanh thu. Trong khi đó, hàng tồn kho của TTF chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến gỗ, đây là sản phẩm dễ hỏng nếu như để lâu ngày trong kho. Nhưng một khi BLĐ đã muốn gian lận thì đến cả tập đoàn lớn nhất Việt Nam như Vingroup cũng khó có thể phát hiện được.

3. TTF đang kinh doanh ra sao.

Kể từ khi bê bối gian lận hàng tồn kho được phát hiện từ 2016, kết quả kinh doanh của TTF vẫn chưa thực sự tích cực trở lại. Lãi nếu có thì rất ít, còn lỗ thì rất nhiều.

Tính đến cuối Q2/2024, TTF lỗ lũy kế hơn 3.231 tỷ. Chắc chắn sẽ phải rất lâu nữa TTF mới có thể xóa toàn bộ khoảng lỗ lũy kế.

Đến hiện tại, việc TTF chưa phá sản đã là một kỳ tích, và công lao đó đến từ những nỗ lực của ông Mai Hữu Tín (Chủ tịch của TTF). Bắt đầu tham gia giải cứu TTF từ năm 2017, mặc dù chưa giúp TTF vượt qua khó khăn hoàn toàn, nhưng ông Mai Hữu Tín đang là sự kỳ vọng cuối cùng giúp cho doanh nghiệp hồi sinh trở lại. Trước đó, ông Mai Hữu Tín đã từng vực dậy nhiều thương hiệu Việt trước nguy cơ phá sản như Giấy Sài Gòn, bồn nước Toàn Mỹ, … Kỳ vọng TTF sẽ là thương hiệu Việt tiếp theo được ông Mai Hữu Tín vực dậy thành công. Đội ngũ sẽ tiếp tục cập nhật về cổ phiếu TTF nếu như doanh nghiệp này có dấu hiệu hồi sinh trở lại.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Tham gia nhóm tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *