Lý do VNINDEX tạo đáy 2009.
1. Sự kiện thiên nga đen khiến VNINDEX tạo đáy thất bại vào 2008.
Năm 2008, lạm phát Việt Nam tăng cao lên đến 23.1%.

Kể từ 01/02/2008 – 11/06/2008, để kiềm chế lạm phát ngân hàng nhà nước đã liên tục tăng lãi suất điều từ mức 6% lên 13% đối với lãi suất tái triết khấu và 7.5% lên 15% đối với lãi suất tái cấp vốn. Đến T10/2008, nhận thấy lạm phát đã dần ổn định trở lại nên ngân hàng nhà nước đã bắt đầu hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Ngoài ra, cũng trong cuối 2008, chính phủ đã tung ra gói kích thích hơn 6 tỷ USD, nhưng dòng vốn này không chảy vào nền kinh tế mà lại đổ vào thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán luôn phản ảnh trước sự kỳ vọng, mặc dù đến T10/2008 ngân hàng nhà nước mới hạ lãi suất điều hành nhưng từ T7/2008 VNINDEX đã tạo đáy và tăng 60%. Tưởng chừng như VNINDEX đã tạo đáy thành công, nhưng đến ngày 15/09/2008 sự kiện thiên nga đen đã diễn ra, ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản, đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và cũng là đánh dấu cho thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009, điều này đã khiến cho tâm của các NĐT trở nên bi quan và tiêu cực, nhiều chỉ số chứng khoán lớn như Dow Jones giảm 45%, Nikkei 225 giảm 45%, … Còn đối với VNINDEX do mang tính chất đầu cơ cao nên đã giảm hơn 60%.

2. Lý do VNINDEX tạo đáy thành công vào 2009.
I. Thị trường toàn cầu tạo đáy.
Trong thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn câu 2007 – 2009, FED liên tục hạ lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, đến cuối 2008 lãi suất giảm xuống chỉ còn 0.25%.

Năm 2008, nhận thấy nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản nên FED đã tung ra 2 gói giải cứu nền kinh tế với giá trị 1.500 tỷ USD. Trong đó, gói giải cứu đầu tiên với giá trị 700 tỷ USD được tung ra vào ngày 19//09/2008, 4 ngày sau khi ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản, còn gói giải cứu thứ 2 được tung ra vào ngày 25/11/2008. Không chỉ riêng Mỹ, cũng trong 2008, các nền kinh tế lớn trên thế giới đều tung ra gói kích thích quy mô lớn để hỗ trợ nền kinh tế, Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế trị giá 568 tỷ USD, Nhật Bản công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 255 tỷ USD, còn EU đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế trị giá khoảng 267 tỷ USD, …

Nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng, kết hợp với các gói giải cứu quy mô lớn, điều này đã giúp cho hệ thống tài chính của nước Mỹ thoát ra khỏi nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, Dow Jones chính thức tạo đáy thành công vào T3/2009. Các thị chỉ số chứng khoán lớn khác như Nikkei 225, Shanghai Composite, … cũng đều tạo đáy thành công vào đầu 2009.

Nhờ tâm lý của các NĐT đã ổn định hơn và thị trường chứng khoán toàn cầu bắt đầu tạo đáy, kết hợp với việc ngân hàng nhà nước vẫn duy chính sách tiền tệ nới lỏng & gói kích cầu 6 tỷ USD của chính phủ Việt Nam không chảy vào nền kinh tế mà lại đổ vào thị trường chứng khoán, điều này đã giúp cho VNINDEX tạo đáy trong T3/2009 (cùng với thời điểm Dow Jones tạo đáy) và tăng 170% chỉ trong 7 tháng sau đó.

II. Các cổ phiếu định giá rất rẻ.
Việc thị trường triết khấu sâu lên đến 80% trong 2007 – 2008 đã khiến cho nhiều cổ phiếu tăng trưởng có mức định giá rất rẻ, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho VNINDEX tạo đáy vào T3/2009 và tăng 170% ngay sau đó.

Tại thời điểm đáy T3/2009, nhiều cổ phiếu có bản tốt và đang trong giai đoạn tăng trưởng đều có mức định giá rất thấp. Do đó, khi thị trường tạo đáy và tâm lý của các NĐT đã dần ổn định trở lại thì đa số các cổ phiếu trong giai đoạn này đều tăng gấp 2, 3 lần là điều rất rất bình thường, thậm trí như cổ phiếu DRC còn có mức tăng lên đến 1088% chỉ trong vòng chưa đến 1 năm.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/