HVN – Cất cánh trở lại sau đại dịch.
1. Phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Sau 4 năm liền thua lỗ và âm vốn chủ, Vietnam Airlines ghi nhận kết quả kinh doanh 2024 rất tích cực. Doanh thu 113.746 tỷ đồng, tăng 8% so với kế hoạch và LNST hợp nhất 7.958 tỷ đồng – mức lãi đột biến sau thời gian dài chìm trong khó khăn. lỗ kéo dài.
KQKD quý 1/2025 cũng cho tín hiệu tích cực. Động lực chính đến từ mạng bay quốc tế phục hồi hoàn toàn, mở thêm nhiều đường bay mới. Giá vé nội địa tăng 15–20%, cải thiện biên lợi nhuận đáng kể. Hãng cũng thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm chi phí, tái cơ cấu hoạt động.

2. Tái cấu trúc tài chính.
Tính đến cuối năm 2024, tổng dư nợ vay giảm 25%, còn 20.483 tỷ đồng, tương đương 35% tổng nguồn vốn. Chi phí tài chính giảm, nhờ đạt được thỏa thuận miễn/giảm lãi và cơ cấu lại khoản vay.
Một trong những vấn đề lớn nhất là âm vốn chủ sở hữu 9.345 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2024.
Tuy nhiên, hãng đang triển khai phương án tăng vốn qua 2 giai đoạn, đã được Quốc Hội và Chính Phủ phê duyệt:
- Giai đoạn 1: SCIC đầu tư 9.000 tỷ đồng thông qua phát hành 900 triệu cổ phiếu.
- Giai đoạn 2: HVN có thể tiếp tục phát hành tối đa 13.000 tỷ đồng trong năm 2026.
Nếu thành công, kế hoạch này sẽ giúp HVN thoát khỏi tình trạng âm vốn chủ. Giảm áp lực lãi vay, cải thiện đòn bẩy tài chính.
3. Phao cứu sinh từ Nhà nước.
Cũng tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Pacific Airlines – công ty con của HVN – được cho phép xóa khoản nợ gần 4.300 tỷ đồng. Nhờ đó, công ty ghi nhận lãi trước hơn 2.500 tỷ đồng sau bốn năm lỗ liên tục.
Đây là hành động cho thấy sự can thiệp mạnh tay của Nhà nước trong việc bảo vệ vai trò chiến lược của HVN với hệ sinh thái hàng không quốc gia.
4. Động lực tăng trưởng của HVN.
I. Nhà ga T3 – Tân Sơn Nhất.
Được khánh thành ngày 19/4/2025 sau hơn 2 năm triển khai, nhà ga có 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2. Ga T3 đáp ứng công suất 20 triệu hành khách/năm, phục vụ 7.000 hành khách/giờ cao điểm. Trong đó HVN & VJC được phân bổ khai thác chính tại ga T3, chiếm 80% thị phần nội địa.
Nếu HVN phục vụ 10 triệu khách, doanh thu từ vận tải có thể tăng tới 43%, do vận chuyển hành khách & hành lý chiếm 87% tổng doanh thu.
II. Sân bay Long Thành.
Giai đoạn 1 của sân bay Long Thành dự kiến sẽ đi vào vận hành từ năm 2026, công suất thiết kế lên tới 100 triệu hành khách/năm. Đây là nền tảng quan trọng để HVN mở rộng mạng bay quốc tế và xây dựng hệ thống trung chuyển khu vực.
III. Giá nhiên liệu giảm.
Trong bối cảnh giá dầu duy trì ở vùng ổn định 60–65 USD/thùng, chi phí vận hành của các hãng hàng không được tiết giảm đáng kể. Đây là yếu tố then chốt nâng biên lợi nhuận cho ngành hàng không vốn phụ thuộc lớn vào nhiên liệu.
5. Vai trò chiến lược của HVN.
HVN đóng vai trò cân bằng thương mại với Mỹ thông qua đơn hàng 50 máy bay Boeing 737 MAX với tổng giá trị 10 tỷ USD.
6. Chiến lược đầu tư.
HVN đang trong quá trình chuyển mình từ phục hồi sang tăng trưởng. Dù vậy, một số rủi ro vẫn tồn tại như: kế hoạch tăng vốn chưa hoàn tất, lỗ lũy kế vẫn lớn và thị trường hàng không tiếp tục cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt từ các hãng giá rẻ. Đội ngũ ALIAS đánh giá thị trường vẫn đang phải chờ đợi đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ rồi mới đưa ra quyết định đầu tư.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/