HCM – Đón sóng tăng vốn 2025.
1. Nhìn lại các lần tăng vốn của HCM.
Đầu năm 2024, HCM huy động vốn 2286 tỷ, trong đó hơn 78% lượng vốn huy động thêm được sử dụng cho hoạt động cho vay.
Nhìn lại lịch sử sau mỗi lần tăng vốn, cổ phiếu HCM luôn ghi nhận sự tăng giá, đây là điều trái ngược với các cổ phiếu khác như VND, VIX, DXG…, các cổ phiếu này đều bị bán mạnh ở những lần chốt thực hiện tăng vốn.

Trong năm 2025, HCM lên kế hoạch huy động vốn thêm 3.600 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, nâng tổng vốn điều lệ lên 10.800 tỷ đồng.
Mục đích huy động vốn của HCM trong năm 2025 chủ yếu dùng cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ. Đây là một tín hiệu tích cực, giúp công ty mở rộng hoạt động cho vay margin.
2. Cơ cấu cổ đông đa dạng.
HCM sở hữu cơ cấu cổ đông đa dạng với 23,09% thuộc về nhà nước, 43,31% do khối ngoại nắm giữ và 33,6% còn lại thuộc về các cổ đông khác. Đáng chú ý, quỹ Dragon Capital đang nắm giữ 226 triệu cổ phiếu HCM, phản ánh niềm tin lớn vào triển vọng công ty.

HCM đang là công ty chứng khoán có tỷ lệ sở hữu của khối ngoại lớn nhất, đặc biệt trong bối cảnh TTCK Việt Nam dự kiến sẽ được nâng hạng vào tháng 9/2025, kỳ vọng dòng tiền từ quỹ ngoại sẽ tiếp tục đổ vào cổ phiếu HCM để nâng tỷ lệ sở hữu Full Room ngoại 49%.
3. Hoạt động kinh doanh ổn định.
Trong giai đoạn 2020-2024, HCM duy trì lợi nhuận ổn định, không bị ảnh hưởng quá lớn bởi biến động thị trường. Ngay cả trong năm 2022 – khi thị trường chứng khoán lao dốc, HCM vẫn có lãi lớn, trong khi nhiều công ty chứng khoán khác thua lỗ nặng.

Nguyên nhân là do HCM không đặt nặng mảng tự doanh mà tập trung vào dịch vụ môi giới và cho vay margin. Điều này giúp công ty tránh được rủi ro lớn khi thị trường đảo chiều, từ đó hoạt động kinh doanh của HCM rất ổn định trong dài hạn.
4. Mảng tự doanh.
Hiện tại, HCM đang có khoản đầu tư lớn vào cổ phiếu FPT, với tổng giá trị mua là 675 tỷ đồng, phần lớn lượng cổ phiếu FPT được mua trong quý 4/2024.
Từ đầu năm 2025, cổ phiếu FPT liên tục giảm mạnh, hiện tại đang ở vùng giá 124.000 VND, khiến NĐT lo ngại HCM bị lỗ nặng ở khoản đầu tư vào FPT. Tuy nhiên, đội ngũ đánh giá trên thực tế, công ty thường xuyên “cầm hộ” cổ phiếu cho khách hàng hoặc quỹ đầu tư, hoặc tham gia quá trình tạo lập tạo thanh khoản cho cổ phiếu, hoặc nhận thế chấp cổ phiếu…. thay vì tự đầu tư để nắm giữ lâu dài.
Điển hình năm 2022, dù nắm giữ danh mục tự doanh lớn trong bối cảnh thị trường chứng khoán downtrend, HCM không những không thua lỗ mà còn lãi tới 852 tỷ đồng, chứng minh tình hình tài chính của công ty không phụ thuộc nhiều vào hoạt động tự doanh.

Với chiến lược kinh doanh thận trọng, khó có khả năng HCM đu đỉnh FPT ở vùng giá 140-150. Do đó, NĐT không nên quá lo ngại về khoản tự doanh của HCM vào FPT.
5. Các khoản đầu tư chính của HCM.
Danh mục đầu tư của HCM tập trung chủ yếu vào trái phiếu ngân hàng, chiếm 65% tổng giá trị, đảm bảo tính an toàn và lợi suất ổn định.
Mới đây, ngày 27/03/2025, HCM đã phê duyệt kế hoạch đầu tư 2.000 tỷ đồng vào lô trái phiếu tăng vốn cấp 2 do VietinBank phát hành, cho thấy HCM vẫn tiếp tục đi theo chiến lược kinh doanh an toàn.
6. Triển vọng và diễn biến giá cổ phiếu.
Cổ phiếu HCM đã tăng mạnh trong thời gian qua, và việc điều chỉnh là điều tất yếu. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện riêng của HCM mà là xu hướng chung của nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Với nền tảng tài chính vững chắc, chiến lược kinh doanh ổn định, cơ cấu cổ đông đa dạng, triển vọng tăng vốn và nâng hạng thị trường trong năm 2025, HCM vẫn là một cổ phiếu đáng chú ý trong nhóm chứng khoán. NĐT có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua gom cổ phiếu ở vùng giá hợp lý, kỳ vọng sau khi HCM điều chỉnh xong sẽ bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/
Video phân tích: