VPB – Chu kỳ tăng trưởng mới.

1. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao nhất toàn ngành.
Trong năm 2023, VPB bán 15% vốn cho SMBC với mức giá 30 nghìn/cổ phiếu, từ đó thu về 35.9 nghìn tỷ, điều này giúp VPB trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 toàn ngành.

Việc bán vốn khủng cũng giúp cho tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VPB ở mức cao nhất toàn ngành khoảng 15.6%. Với tỷ lệ CAR cao VPB sẽ được ưu tiên cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn các ngân hàng khác.

2. Lợi nhuận đã tạo đáy.
Tỷ lệ nợ xấu tại cuối 2024 của VPB là 4.2%, tương đương 29 nghìn tỷ.

Trong số 29 nghìn tỷ nợ xấu của VPB thì 10.3 nghìn tỷ là của FE Creadit. Nếu không tính nợ xấu của FE Credit thì tỷ lệ nợ xấu của VPB chỉ khoảng 2.8%.

Tính tại cuối 2024, hộ kinh doanh và cá nhân chiếm đến 44.56% tổng dư nợ tín dụng của VPB, dó đó vấn đề nợ xấu của VPB sẽ phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế nhiều hơn các ngân hàng khác.

Trong 2022, nợ xấu của VPB tăng là do lãi suất điều hành tăng và kinh tế bị ảnh hưởng do Covid 19, nhưng kể từ Q3/2023 đến nay, nợ xấu của VPB liên tục giảm nhờ vào nền kinh tế dần phục hồi.

Nhờ nợ xấu và chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm, điều này đã giúp cho lợi nhuận của VPB tạo đáy trong 2023.

3. Tăng trưởng tín dụng trên 20% nhờ nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém.
Vào sáng ngày 17//01/2025, VPB chính thức nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng hoạt động yếu kém là GPBank.

Sau khi nhận chuyển giao bắt buộc VPB sẽ sở hữu 100% vốn của GPBank nhưng không cần thực hiện hợp nhất vào BCTC, điều này sẽ giúp cho các chỉ số về an toàn vốn của VPB không bị ảnh hưởng. Việc nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém sẽ giúp VPB được ngân hàng nhà nước ưu tiên cấp tín dụng ở mức cao hơn trong các năm tiếp theo.

Tính đến cuối 2024, tổng dư nợ tín dụng của VPB là 692.8 nghìn tăng, tăng 22.4% so với đầu năm. Dự kiến tín dụng trong 2025 của VPB sẽ tiếp tục tăng từ 20% – 25% nhờ vào việc nhận chuyển giao GPBank.

4. Luật hóa nghị quyết 42 – Đẩy nhanh quá trình thu hồi 82.1 nghìn tỷ nợ xấu ngoại bảng.
Gần đây, ngân hàng nhà nước đã đề xuất luật hóa theo hướng sửa đổi nghị quyết 42 và dự kiến trình Quốc hội khóa XV xem xét tại kỳ họp thứ 9 trong tháng 5/2025. Bảng bên dưới là các điểm quan trọng trong luật hóa theo hướng sửa đổi nghị quyết 42:

Tính đến cuối 2024, nợ xấu đã xử lý trong nợ ngoại bảng của VPB là 82.1 nghìn tỷ, tương đương 58% vốn chủ sở hữu. Nợ xấu ngoại bảng là những khoản nợ xấu đã được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý được theo dõi ngoại bảng để tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi, việc thu hồi được các khoản nợ ngoại bảng sẽ làm tăng lợi nhuận bất thường của các ngân hàng.
Kỳ vọng việc luật hóa các nội dung trong nghị quyết 42 sẽ được thông qua trong 2025, từ đó giúp cho tốc độ thu hồi nợ xấu ngoại bảng của VPB diễn ra dễ dàng và nhanh hơn, đây cũng là một yếu tố giúp cho VPB tạo ra được sự tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong tương lai.

5. Định giá & khuyến nghị.
Dựa vào triển vọng kinh doanh và lợi nhuận dự phóng, mức định giá đối với cổ phiếu VPB trong 2025 mà đội ngũ ước tính khoảng 20.000 – 26.000 VNĐ/cổ phiếu.

Nợ xấu của VPB đang có xu hướng giảm, kết hợp với việc tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhờ nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, điều này có thể giúp cho VPB đạt mức lợi nhuận 19 nghìn tỷ trong 2025, do đó nếu thị trường không diễn biến quá xấu thì việc cổ phiếu VPB sẽ sớm vượt đỉnh là điều khả thi. NĐT có thể mua gom cổ phiếu VPB quanh vùng giá 18 – 19.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/