VNM – Kỳ vọng lợi nhuận phục hồi.

1. Giá nguyên liệu đầu vào giảm giúp biên lãi gộp dần phục hồi.

Trong cơ cấu chi phí của VNM thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng trên 50%.

Sữa bột gầy và sữa bột nguyên chất là 2 nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí nguyên vật liệu của VNM. Hiện nay, giá sữa bột gầy và giá sữa bột nguyên chất đã quay trở về mức tương đương năm 2019.

Giá nguyên vật liệu đầu vào giảm đã giúp cho biên lãi gộp của VNM dần phục hồi trở lại. Theo như thông tin từ phía BLĐ thì VNM đã chốt giá sữa bột gầy và giá sữa bột nguyên chất ở mức ổn định và hợp lý đến hết 2024, điều này giúp biên lãi gộp vẫn sẽ được duy trì ở mức cao trong các quý tiếp theo.

Bắt đầu từ Q1/2024, tỷ trọng đóng góp của thị trường nước ngoài vào cơ cấu kết quả kinh doanh của VNM ngày càng tăng lên. Việc VNM chuyển hưởng đẩy mạnh phát triển tại các thị trường nước ngoài là dấu hiệu tích cực cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, bởi thị trường Việt Nam gặp đang tình trạng cạnh tranh rất lớn và đang dần trở nên bão hòa.

2. Thị phần top đầu toàn ngành.

Hiện nay, VNM đang đứng top 1 về thị phần sữa tươi, top 2 thị phần sữa cho trẻ em, top 1 thị phần sữa chua và sữa đặc.

Biên lãi gộp của VNM ở mức vượt trội hơn khi so với hầu hết các doanh nghiệp cùng ngành, điều này thể hiện VNM là doanh nghiệp có vị thế và lợi thế cạnh tranh.

3. Dự địa tăng trưởng vẫn còn, nhưng không quá hấp dẫn.

Trong vòng hơn 1 thập kỷ qua, Việt Nam đã từ nước nghèo vươn lên thành nước đang phát triển, bằng chứng là thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tăng liên tục, điều này đã tạo ra giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của VNM trong quá khứ.

Cuối 2023, mức độ tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam đạt 19.9 kg/người, đây vẫn là mức tương đối thấp khi so với các quốc gia cùng khu vực. Cụ thể, mức độ tiêu thụ sữa bình của Thái Lan là 31 kg/người, Trung Quốc là 42 kg/người. Do đó, với việc thu nhập và nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng lên, điều này sẽ giúp cho mức tiêu thụ sữa của Việt Nam dần tiệm cận so với các quốc gia trong khu vực. Mức độ tiêu thụ sữa tại Việt Nam trong các năm tiếp theo được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng, nhưng mức độ cạnh tranh trong ngành sữa hiện nay đang rất gay gắt, từ đó làm giảm sự hấp dẫn của các doanh nghiệp.

4. Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô.

Hiện nay, VNM vẫn đang tiếp tục mở rộng thêm quy mô, nhưng do quy mô hiện tại của doanh nghiệp đã ở mức tương đối lớn nên gần như không thể nào tạo ra được sự tăng trưởng đột biến trong tương lai, thay vào đó các dự án mà VNM đang triển khai sẽ chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định và đều đặn. Bảng dưới đây là các dự án trọng điểm mà VNM đang triển khai:

4. Cổ tức hấp dẫn.

Kể từ khi niêm yết đến nay, VNM luôn trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông qua các năm, điều này thể BLĐ doanh nghiệp quan tâm đến giá trị lợi ích của cổ đông trong dài hạn. Hiện tai, cổ phiếu VNM đang giao dịch quanh vùng giá 70, tương đương với tỷ suất cổ tức khi mua cổ phiếu tại mức giá này là khoảng 5%. Nếu NĐT mong muốn có lợi suất đầu tư an toàn, toàn thì có thể cân nhắc mua gom VNM quanh vùng giá 65 – 70.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *