VGC – Cổ phiếu BĐS KCN tiềm năng.

1. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Doanh thu của VGC chủ yếu đến từ mảng BĐS KCN và vật liệu xây dựng. Đến hết năm 2023, mảng BĐS KCN đóng góp 40% tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp, mảng vật liệu xây dựng đóng góp 60%.

Tuy rằng, mảng BĐS KCN chỉ chiếm 40% trong cơ cấu tổng doanh thu của VGC, nhưng đây lại là mảng đóng 68% lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp.

Mảng BĐS KCN ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, cho thấy đây sẽ là mảng phát triển trọng điểm của VGC trong tương lai.

2. Mảng vật liệu xây dựng.

VGC là công ty hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng Việt Nam khi chiếm 30% thị phần kính xây dựng, 10% thị phần thiết bị vệ sinh, 3% thị phần gạch ốp lát và 50% thị phần gạch xây dựng.

Doanh thu của mảng vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng bởi chu kỳ BĐS, giai đoạn BĐS hưng thịnh 2021 2022, doanh thu của mảng này tăng trưởng tới 32%.

Không chỉ doanh thu tăng mạnh mà biên lãi gộp 2021 lên tới 25%, năm 2022 là gần 23% giúp cho VGC có lợi nhuận tăng trưởng mạnh.

Trong năm 2023, thị trường BĐS đóng băng ảnh hưởng tới cả doanh thu cũng như biên lãi gộp của mảng VLXĐ, nhưng đây cũng là đáy chu kỳ của mảng VLXĐ. Kỳ vọng 2024 thị trường BĐS sẽ sôi động trở lại, mảng VLXĐ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạng cả về mặt doanh thu cũng như biên lãi gộp.

Trong Q2/2023 VGC đã đưa nhà máy gạch Viglacera Eurotile đi vào hoạt động, điều này đã nâng tổng công suất sản xuất gạch của VGC lên mức cao hơn. Ngoài ra, VGC vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy kính nối Siêu trắng Phú Mỹ. Với việc liên tục xây thêm các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng mới, thì khi thị trường BĐS ấm dần trở lại, chắc chắn doanh thu và lợi nhuận của mảng vật liệu xây dựng sẽ tăng mạnh.

2. Mảng BĐS KCN.

Lợi nhuận gộp mảng BĐS KCN của VGC trong năm 2023 là 5130 tỷ, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ, đây cũng là mảng kinh doanh chủ đạo của VGC trong tương lai.

BLN gộp mảng BĐS KCN của VGC có sự tăng trưởng liên tục qua các năm, điều này là do cơ sở hạ tầng tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện, dòng vốn FDI liên tục đổ vào Việt Nam, kéo theo giá thuê đất KCN tăng liên tục qua từng năm, từ đó dẫn đến BLN gộp của VGC tăng theo.

VGC hiện nay đang đẩy mạnh đầu tư triển khai rất nhiều dự án KCN, từ đó doanh nghiệp luôn có quỹ đất sẵn sàng cho thuê.

Hiện nay, tổng quỹ đất KCN của VGC là 4408 Ha, diện tích đất sẵn sàng cho thuê là 676 Ha. Tập trung ở Miền Bắc, khu vực đang có mức tăng giá cho thuê cao nhất cả nước.

Ngoài những KCN đã và đang trong quá trình triển khai, hiện nay VGC đã lên kế hoạch mở rộng thêm các KCN trong giai đoạn sắp tới, tổng diện tích lên tới 3798 Ha, tập trung ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Đang được hưởng lợi rất lớn từ việc chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, số KM cao tốc khởi công trong năm 2023 bằng 10 năm trước cộng lại giúp kết nối giao thông dễ dàng.

3. Vĩ mô đang thuận lợi hơn cho BĐS KCN phí Bắc.

Năm 2023, bất chấp nền kinh tế khó khăn, dòng vốn FDI giải ngân vào Việt Nam vẫn đạt đỉnh ở mức 23.1 tỷ USD, điều này đã thể hiện rằng Việt Nam là địa điểm rất hấp dẫn đối với các dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Trong hàng chục tỷ đô vốn FDI giải ngân vào Việt Nam hằng năm thì gần 70% là đầu tư vào hoạt động sản xuất. Đối với lĩnh vực sản xuất thì đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn vào mặt bằng nhà xưởng và kho bãi. Cho nên, với việc vốn đầu tư FDI liên tục đổ vào lĩnh vực sản xuất thì nhu cầu mặt bằng khu công nghiệp ngày càng lớn.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký đạt 4.29 tỷ USD, tăng trưởng 38.6% so với cùng kỳ và tập trung vào mảng sản xuất, chế biến, chế tạo nên nhu cầu thuê KCN tiếp tục sẽ tăng.

Các KCN miền Bắc với lợi thế sẵn có về sơ sợ hạ tầng sản xuất trong lĩnh vực điện tử, chế tạo, cho nên khi các tập đoàn công nghệ đa quốc gia chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam thì họ sẽ ưu tiên thuê các KCN tại phía Bắc. Do đó, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu thuê đất KCN dự kiến sẽ tăng cao trong năm 2024. Với việc giá thuê đất KCN ở miền Bắc đang ở mức tương đối thấp, kèm theo nhu cầu thuê tăng cao làm cho dư địa tăng giá thuê đất KCN tại miền Bắc trong tương lai sẽ còn rất lớn.

Trong năm 2023, giá cho thuê KCN ở miền Bắc tăng mạnh nhưng vẫn đang thấp hơn miền Nam khá nhiều, với mức chênh lên tới hơn 30%. Với việc chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, xây dựng tuyến đường vành đai 4 xung quanh Hà Nội, điều này đã làm cho các KCN miền Bắc trở nên hấp dẫn hơn khi giá cho thuê đang ở một mức thấp.

Chính vì giá cho thuê đất KCN miền Bắc đang ở mặt bằng thấp hơn miền Nam, kèm theo đó các KCN miền bắc đang được thúc đẩy bởi nhu cầu của các doanh nghiệp điện tử, nhà cung ứng muốn đa dạng hóa, chuyển dịch khỏi Trung Quốc, điều này đã khiến giá thuê BĐS KCN trong 2023 tại các tỉnh công nghiệp trong điểm phía Bắc tăng mạnh. Giá thuê đất KCN tại Bắc Ninh tăng 48%, Hưng Yên 45%, Hải Dương 33%, Hải Phòng 28%.

Vĩ mô hiện nay đang thúc đẩy nhu cầu và sự tăng giá thuê BĐS KCN tại miền Bắc. Với việc quỹ đất KCN hiện nay đang tập trung tại các tỉnh miền Bắc, VGC sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi khi cho thuê được nhiều hơn với mức giá cao hơn.

4. Game thoái vốn tại VGC.

Hiện nay nhà nước đang đặt mục tiêu thoái sạch vốn tại VGC trước 2025, với việc là một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và nắm giữ quỹ đất lớn, VGC được kỳ khi về tay tư nhân hoàn toàn sẽ phát huy được hết tiềm năng của doanh nghiệp.

5. Khuyến nghị.

Nhận thấy tiềm năng của doanh nghiệp, kèm theo vĩ mô ngành nghề đang ủng hộ, đội ngũ ALIAS đã khuyến nghị khách hàng mua gom VGC quanh vùng giá 54.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Tags:

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *