VCS – Câu chuyện cổ phiếu tăng 45 lần trong gần 4 năm.

Năm 2014, VCS đã dự kiến hủy niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng hiện tại doanh nghiệp này đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất đá thạch anh lớn nhất thế giới. Vậy điều gì đã tạo ra sự trỗi dậy và tăng trưởng thần kỳ của VCS ?

1. Chủ tịch VCS mua lại công ty thâu tóm VCS.

Năm 2010, quỹ Beira Limited và Red River Holding Limited tham gia mua gom cổ phiếu VCS và nắm giữ khoảng 32% cổ phần, tuy rằng nắm một lượng cổ phần lớn nhưng 2 quỹ ngoại này gần như hoàn toàn không có quyền lực gì trong công ty, và xung đột bắt đầu xảy ra từ đây. Đỉnh điểm nhất là trong đại hội cổ đông năm 2012, nhóm quỹ ngoại đã phủ quyết toàn bộ nội dung của đại hội vì không được đáp ứng yêu cầu đưa người của quỹ vào hội đồng quản trị.

Trong năm 2012 & 2013, do nền kinh tế toàn cầu suy thoái, kết hợp với đấu đá nội bộ bên trong doanh nghiệp, điều này đã khiến cho lợi nhuận của VCS sụt giảm rất mạnh.

Khi VCS đang gặp rất nhiều khó khăn thì một đối thủ cạnh tranh khác đó là Phenikaa đã vươn lên để chiếm lĩnh thị phần. Trong năm 2013, Phenikaa đã thế chân VCS để ký hợp đồng độc quyền mua thiết bị và chuyển giao công nghệ với Breton trong vòng 6 năm, điều này khiến cho VCS mất đi công nghệ sản xuất và sẽ có nguy cơ phá sản cao nếu như không tìm được hướng đi khác. Đến năm 2014, các quỹ ngoại quá chán nản và thoái vốn khỏi VCS, đồng thời cũng trong năm này BLĐ doanh nghiệp đã đưa ra phương án hủy niêm yết đối với cổ phiếu VCS. Bước ngoặt của VCS thực sự thay đổi khi đến T8/2014 doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông bất thường để thông qua nghị quyết trở thành công ty con của Phenikaa.

  • Tóm tắt câu chuyện thâu tóm kỳ lạ giữa Phenikaa & VCS và Chủ tịch VCS & Phenikaa:

Do gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nên trong năm 2014, VCS đã phải bán mình cho Phenikaa. Sau khi thương vụ thâu tóm trên hoàn tất thì Phenikaa đã yêu cầu ông Hồ Xuân Năng (Chủ tịch khi đó của VCS) mua lại 90% cổ phần của Phenikaa. Vậy chủ tịch của công ty bị thâu tóm đã mua lại công ty đi thâu tóm. Nghe có vẻ phi lý nhưng đây là thương vụ thâu tóm & sáp nhập gây xôn xao dư luận tại thời điểm đó, và hiện tại vẫn chưa có được câu trả lời thực sự tại sao Phenikaa lại yêu cầu lãnh đạo công ty bị thâu tóm mua lại chính mình.

2. Cổ phiếu tăng 45 lần trong gần 4 năm.

Lợi thế lớn nhất của VCS nói riêng và các công ty sản xuất đá thạch anh ở Việt Nam nói chung là tự chủ được nguyên vật liệu đầu vào ở ngay trong nước. Trong khi đó các tấm đá ốp lát nhân tạo là sản phẩm được ưu chuộng trên toàn thế giới. Thế nên thị trường bán hàng của Vicostone rất rộng lớn.

Trong giai đoạn 2014 – 2018, doanh thu xuất khẩu của VCS chiếm tỷ trọng lến tới 70% – 80%. Sản phẩm có thể bán toàn cầu là yếu tố quan trọng giúp cho VCS hóa rồng.

Nội bộ ổn định sau khi sát nhập với Phenikaa, VCS nhận được các hợp đồng kinh doanh và công nghệ sản xuất từ phía Phenikaa, từ đó giúp cho VCS dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường khó tính nhất là thị trường Mỹ.

Nhu cầu sử dụng đá ốp lát tại Mỹ liên tục tăng trưởng mạnh, điều này đã giúp cho kết quả kinh doanh của VCS tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2014 – 2018.

Chỉ trong vòng gần 4 năm (Tính từ thời điểm trở thành công ty con của Phenikaa), giá cổ phiếu VCS đã tăng khoảng 45 lần.

Bài học rút ra: Nên tránh xa những doanh nghiệp đang xảy ra đấu đá nội bộ. Những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, liên tục mở rộng quy mô, mở rộng thị trường tiêu thụ, kết hợp với ngành nghề có tiềm năng tăng trưởng cao, thì giá cổ phiếu rất dễ tăng mạnh và tạo ra mức sinh lời đột biến cho NĐT.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *