Trung Quốc tung ra gói kích thích nền kinh tế có làm cho giá thép tăng trở lại ?
1. Trung Quốc tung ra gói kích thích toàn diện và có quy mô lớn nhất kể từ đại dịch Covid 19.
- Chính sách tiền tệ được nới lỏng thêm:
Tại ngày 24/09/2024, ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng lớn từ mức 10% xuống còn 9.5%, điều này đồng nghĩa sẽ có thêm khoảng 140 tỷ USD lượng tiền mặt sẵn sàng cho vay, từ đó góp phần làm tăng cung tiền ra nền kinh tế.
Ngoài việc giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, PBoC còn hạ cả lãi suất cho vay cơ bản xuống chỉ còn 3.35%, điều này sẽ giúp giảm chi phí lãi vay của những người đi vay.
- Tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực BĐS:
Giảm 0.5% đối với các khoản vay mua nhà hiện hữu. Đồng thời giảm tỷ lệ chi trả tối thiểu ban đầu cho khoản vay mua nhà thứ hai từ 25% về 15%. Mức hỗ trợ tối đa dành cho các khoản vay được tài trợ bởi PBoC sẽ tăng từ 60% lên thành 100%. Ngoài ra, PBoC sẽ tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ đối với các khoản vay của các nhà phát triển bất động sản đến hết năm 2026.
- Bơm thanh khoản để ổn định thị trường chứng khoán:
Cho phép các công ty chứng khoán, bảo hiểm, các quỹ đầu tư tiếp cận nguồn vốn của PBoC để mua cổ phiếu, trái phiếu, ETFs với hạn mức hơn 70 tỷ USD. PBoC cũng có gói vay lãi suất 1.75% dành cho các ngân hàng với hạn mức khoảng 42 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp niêm yết mua lại cổ phần.
Thông qua các biện pháp hỗ trợ quyết liệt từ nới lỏng chính sách tiền tệ, đến việc hỗ trợ trực tiếp cho thị trường BĐS và chứng khoán, điều này đã ra tâm lý lạc quan về triển vọng tương lai của nền kinh tế Trung Quốc, từ đó giúp cho chỉ số CSI 300 tăng hơn 25% kể từ khi các gói kích thích kinh tế được công bố.
2. Giá thép liệu đã tạo đáy ?
Kể từ đầu năm 2024, lượng thép tồn kho của Trung Quốc tăng mạnh và đang ở mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây.
Việc tồn kho thép ở mức cao, nhưng nhu cầu trong nước thấp đã dẫn đến tình trạng thép giá rẻ của Trung Quốc được đẩy mạnh để xuất khẩu sang các quốc gia và khu vực khác.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thép tại Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ phá sản do càng làm thì càng lỗ. Khi các doanh nghiệp thép Trung Quốc phá sản sẽ làm giảm tình trạng dư thừa, điều này sẽ giúp cho cung – cầu dần cân bằng trở lại, từ đó làm giảm lượng thép giá rẻ được xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Ngoài ra, để đối phó với tình trạng dư nguồn cung thép trong nước, Trung Quốc đã ngừng phê duyệt xây dựng thêm các nhà máy thép mới. Khi nhiều doanh nghiệp cũ đang dần phá sản, kết hợp với việc không có sự xuất hiện của doanh nghiệp mới, điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cân bằng cung – cầu của ngành thép của Trung Quốc, từ đó chấm dứt tình trạng thép giá rẻ của nước này xuất hiện tràn lan trên các quốc gia khác.
Việc Trung Quốc (Thị trường tiêu thụ thép lớn nhất thế giới) đang đẩy mạnh kích thích sự phục hồi của nền kinh tế và nguồn cung thép của quốc gia này dự kiến sẽ giảm trong tương lai, do đó giá thép kỳ vọng rằng giá thép có thể đã bắt đầu tạo đáy.
3. Dự án đường sắt cao tốc 70 tỷ USD – Câu chuyện kỳ vọng mới của ngành thép Việt Nam.
Dự án tuyến đường đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ dự kiến sẽ được trình quốc hội để thông qua chủ trương đầu tư ngay trong T10/2024. Đây là dự án có quy mô lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay, với giá trị đầu tư ước tính gần 70 tỷ USD, tổng chiều dài toàn tuyến là 1.541km.
Hiện nay, HPG đang muốn đầu tư thêm dự án KLH gang thép Hoà Phát tại KCN Hòa Tâm với quy mô 86.000 tỷ, tương đương với dự án gang Thép Dung Quất. Tuy rằng chưa có thông tin chi tiết về dự án, nhưng với việc vĩ mô ngành thép chưa quá tích cực, việc HPG tiếp tục muốn đầu tư thêm đại dự án có thể chủ yếu là để phục vụ cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Đội ngũ ALIAS sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin chi tiết của dự án.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/