Top những doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Mở rộng quy mô là cách nhanh nhất để tạo ra sự tăng trưởng trong kết quả kinh doanh, từ đó tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Vậy những có doanh nghiệp tiêu biểu nào đang liên tục mở rộng quy mô ?

1. VSC – Hoàn tất quá trình thâu tóm cảng Nam Hải Đình Vũ.

Trong tháng 7/2024, VSC chi hơn 2.000 tỷ để nâng tỷ lệ sở hữu tại cảng Nam Hải Đình Vũ từ 35% lên thành 100%. Hiện nay, VSC đang sở hữu 3 cảng, đó là cảng Green, VIP Green, và cảng Nam Hải Đình Vũ. Ngoài ra, công ty còn đang nắm cổ phần tại cảng VIMC Đình Vũ (36%), PTSC Đình Vũ (22%).

Cảng Green VIP và Nam Hải Đình Vũ có vị trí nằm cạnh nhau, do đó khi VCS hoàn tất quá trình thâu tóm cảng Nam Hải Đình Vũ thì điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp tại khu vực hạ nguồn sông Cấm, bởi tổng tổng chiều dài bến hợp nhất của 2 cảng này là gần 1 Km.

Như vừa nêu ở trên, VSC đang sở hữu 3 cảng, đó là cảng Green, cảng Green VIP, Nam Hải Đình Vũ. Đối với cảng Green thì đây là cảng có vị trí nằm tại thượng nguồn sông Cấm, lợi thế cạnh tranh của cảng này ở mức tương đối thấp. Còn cảng Green VIP và Nam Hải Đình Vũ, tuy rằng nằm tại hạ nguồn sông Cấm, nhưng với vị trí cách cửa ngõ tương đối xa, nên lợi thế cạnh tranh của 2 cảng này cũng không quá lớn, 50% doanh thu của cảng Green VIP là đến từ Evergreen (Cổ đông lớn thứ 2 của cảng Green VIP).

Nhận thức được lợi thế cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp, do đó trong 2024, BLĐ VSC đã lên kế hoạch đặt cọc khoảng 1.000 tỷ để đầu tư cảng nước sâu mới tại khu vực Lạch Huyện, Hải Phòng. Lạch Huyện có vị trí ngay tại cửa ngõ cửa sông cấm, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đón được các tàu trở container cỡ lớn hơn.

Trước đó, đội ngũ ALIAS đã có bài phân tích rất chi tiết về cổ phiếu VSC, NĐT hãy đọc bài phân tích sau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của cổ phiếu: https://alias.vn/vsc-tap-trung-vao-hoat-dong-kinh-doanh-cot-loi/

2. HPG – Đại dự án 85.000 tỷ.

Hiện nay, dự án mang lại nhiều kỳ vọng nhất cho HPG là KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2. Dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 85 nghìn tỷ, công suất thiết kế 5.6 triệu tấn thép/năm. Khi dự án KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2 đi vào hoạt động sẽ giúp nâng tổng công suất sản xuất thép của HPG từ 8.5 triệu tấn/năm lên thành 14.1 triệu tấn/năm.

Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, HPG đã đầu tư thêm gần 20.000 tỷ cho dự án KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2, điều này đã thể hiện tham vọng của BLĐ HPG trong việc đưa dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ (Dự kiến Q1/2025). BLĐ của HPG là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, do đó khi đầu tư dự án lớn như KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2 thì họ cũng phải tính toán rất kỹ lưỡng. Kỳ vọng rằng khi KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2 đi vào hoạt động sẽ là thời điểm đánh dấu chu kỳ tăng trưởng mới của ngành thép.

Trong những năm gần đây, sản lượng sản xuất HRC tại Việt Nam là bao nhiêu thì đều được bán hết. Ví dụ trong năm 2023, sản lượng sản xuất HRC tại Việt Nam chỉ là 6.7 triệu tấn nhưng sản lượng bán ra là 6.8 triệu tấn.

Hiện nay, nguồn cung HRC trong nước (Sau khi trừ đi xuất khẩu) chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu nội địa, phần thiếu hụt còn lại thì các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ các quốc gia khác (Chủ yếu là Trung Quốc). Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 10 – 15 triệu tấn HRC, do đó khi KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2 đi vào hoạt động thì dư địa tăng trưởng của ngành vẫn ở mức tương đối lớn bất chấp áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc.

Trước đó, đội ngũ ALIAS đã có bài phân tích rất chi tiết về cổ phiếu HPG, NĐT hãy đọc bài phân tích sau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của cổ phiếu: https://alias.vn/hpg-mo-rong-quy-mo-dung-chan-song-nganh/

3. POW – Dự án Nhơn Trạch 3 & 4.

POW là doanh nghiệp điện có quy mô lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, hiện tại POW đang vận hành 4 nhà máy điện khí, 2 nhà máy thủy điện và 1 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất lắp đặt 4.205 MW, chiếm 5,2% tổng công suất toàn hệ thống.

Hiện tại , POW đang đầu tư thêm nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4, tổng vốn đầu tư của dự án này khoảng 32.487 tỷ. Dự án Nhơn Trạch 3&4 có tổng công suất là 1.624 tỷ MW, tương đương 39% công suất phát điện hiện tại của POW. Đối với NT3 thì thời gian đi vào vận hành dự kiến là vào giữa 2025, còn NT4 dự kiến vận hành từ cuối 2025. Trong hơn 10 năm trở lại đây, POW gần như không mở rộng thêm quy mô sản xuất điện, do đó sự tăng trưởng của doanh nghiệp được quyết định hoàn toàn bởi vĩ mô và tính chu kỳ của ngành nghề, khi dự án Nhơn Trạch 3&4 đi vào hoạt động, điều này sẽ giúp POW bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.

Tính từ đầu năm 2024, giá trị xây dựng cơ bản dở dang tại dự án NT 3&4 đã tăng thêm 7.889 tỷ, điều này chứng tỏ rằng POW đang tập trung đẩy mạnh đầu tư dự án này. Trong 7/2024, POW đã giải quyết xong vướng mắc về phần diện tích còn lại để triển khai dự án NT 3&4. Dự án NT 3 & 4 là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên tại Việt Nam.

Ngoài ra, POW đang dự định đầu tư nhà máy LNG Quảng Ninh, tổng vốn đầu tư ước tính sơ bộ của dự án khoảng 2.2 tỷ USD, tổng công suất điện của dự án là 9 tỷ kWh/năm, dự kiến đi vào vận hành trước 2030. Tỷ lệ vốn góp của POW tại dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh là 30%.

Trong nửa đầu năm 2024, POW tiếp tục lên kế hoạch triển khai thêm dự án tổ hợp sản xuất điện sạch tích năng Lâm Sơn. Hiện nay dự án đang trong quá trình nghiên cứu và mới chỉ là đề xuất của POW đối với tỉnh Ninh Thuận, nhưng điều này đã thể hiện được sự thay đổi từ bên trong của doanh nghiệp thay vì chỉ dậm chân tại chỗ như trong quá khứ.

Trước đó, đội ngũ ALIAS đã có bài phân tích rất chi tiết về cổ phiếu POW, NĐT hãy đọc bài phân tích sau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của cổ phiếu: https://alias.vn/tag/pow/

4. PVT – Liên tục mở rộng đội tàu.

PVT là doanh nghiệp lớn nhất về mảng vận tải biển cho ngành dầu khí Việt Nam, PVT chiếm 100% thị phần vận tải dầu thô, khí LPG nội địa và 30% thị phần vận tải xăng dầu trong nước. Trong năm 2023, PVT đã bổ sung thêm 12 tàu mới, từ đó nâng số tàu sở hữu và quản lý lên thành 51 tàu, với tổng trọng tải gần 1,4 triệu DWT, tăng 150% so với năm 2022.

Trong năm 2024, PVT dự kiến chi hơn 3.100 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư mở rộng đội tàu. Cụ thể, PVT sẽ đầu tư 58 triệu USD vào dự án chuyển tiếp năm ngoái để đầu tư 1 tàu VLGC hoặc 1 tàu Aframax hoặc 2 tàu MR; đầu tư 22 triệu USD vào dự án chuyển tiếp từ năm ngoái để đầu tư 1 tàu dầu hoá chất hoặc 1 tàu hàng rời; và đầu tư 52 triệu USD, đây là dự án đầu tư mới trong năm 2024 vào 2 tàu MR hoặc 1 tàu Aframax.

Trước đó, đội ngũ ALIAS đã có bài phân tích rất chi tiết về cổ phiếu PVT, NĐT hãy đọc bài phân tích sau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của cổ phiếu: https://alias.vn/tag/pvt/

5. TNH – Liên tục đầu tư thêm bệnh viện mới.

TNH đang sở hữu 2 bệnh viện đó là Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên và Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên.

Ngoài các bệnh viện đã đi vào hoạt động, TNH còn rất nhiều dự án gối đầu trong tương lai, điển hình nhất là bệnh viện TNH Việt Yên đã hoàn thiện quá trình xây dựng và sẵn sàng đi vào hoạt động ngay trong năm 2024 khi được bộ y tế cấp phép.

Trước đó, đội ngũ ALIAS đã có bài phân tích rất chi tiết về cổ phiếu TNH, NĐT hãy đọc bài phân tích sau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của cổ phiếu: https://alias.vn/tnh-co-phieu-cua-tuong-lai/

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *