Toàn cảnh vĩ mô các ngành – Phần 2.
1. Vĩ mô ngành ngân hàng.
I. Mặt bằng lãi suất thấp – kỳ vọng NIM tăng trở lại trong các quý tới.
Bắt đầu từ tháng 3/2023, NHNN liên tục hạ lãi suất điều hành, điều này là nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế.
Từ đầu năm 2024, NHNN đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, nhưng mức tăng trưởng tín dụng trong Q1/2024 chỉ đạt 0.26%, đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Để được được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong nay năm, NHNH bắt buộc phải giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp để kích thích dòng vốn tín dụng chảy ra nền kinh tế. Trong một bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp, tín dụng phục hồi trở lại thì ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Bắt đầu tư nửa cuối 2023, lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại bắt đầu giảm, điều này sẽ tác động tích cực đến ngân hàng khi làm giảm chi phí lãi phải trả cho các khoản tiền gửi.
Do mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp, cho nên từ sau Q3/2023 tỷ lệ COF trung bình tại các ngân hàng tiêu biểu trên sàn chứng khoán bắt đầu giảm liên tục, do đó kỳ vọng NIM tại các ngân hàng sẽ dần phục hồi trở lại trong các quý tiếp theo.
Dựa vào bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay, đội ngũ ALIAS dự phóng NIM trung bình toàn ngành trong 2024 sẽ đạt mức 3.5%, tăng nhẹ so với con so với con số 3.46% trong 2023.
II. Nợ xấu tăng – nhưng không quá lo ngại.
Trong Q1/2024, nợ xấu tại đa số các ngân hàng đã có dấu hiệu tăng trở lại, tuy rằng nợ xấu tăng nhưng điều này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các ngân hàng. Tại cuối Q1/2024, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành đạt 2.23%, trong một bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc nợ xấu duy trì ở mức dưới 3% thì đây là điều tích cực, điều này chứng tỏ khả năng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại hiện nay là rất tốt, bởi trong quá khứ tại những thời điểm khó khăn của nền kinh tế có những lúc tỷ lệ nợ xấu toàn ngành đã chạm ngưỡng gần 20%.
Tốc độ tăng trưởng GDP dự phóng của Việt Nam trong 2024 là khoảng 6.5%, kỳ vọng rằng bắt đầu từ 2024 nền kinh tế Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định mới. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định trở lại, điều này sẽ giúp cho chất lượng các khoản tín dụng tốt lên và tốc độ thu hồi nợ xấu sẽ nhanh hơn, do đó sau giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng trong thời điểm hiện tại thì phí trước chính là một chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.
2. Vĩ mô ngành chứng khoán.
I. Lãi suất thấp – cổ phiếu chứng khoán hưởng lợi lớn.
Từ cuối năm 2023, lãi suất điều hành của Việt Nam giảm liên tục, điều này đã làm cho môi trường đầu tư ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.
Hiện nay, lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng đang ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây, điều này sẽ thúc đẩy lượng tiền từ gửi tiết kiệm sang các kênh đầu tư khác, đặc biệt là chứng khoán, do đó thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tích cực trong 2024.
II. KRX lỡ hẹn – nhưng vẫn là sự kỳ vọng lớn.
Trước đó, hệ thống KRX được dự kiến sẽ Go Live sẽ vào ngày 02/05/2024, nhưng cuối cùng lại tiếp tục lùi ngày chính thức triển khai. Tuy rằng hệ thống KRX lại thêm một lần lỡn hẹn, nhưng trước đó các công ty chứng khoán đã hoàn tất quá trình chạy thử nhiệm KRX, dó đó có thể kỳ vọng rằng KRX sẽ sớm được đi vào hoạt động trong thời gian sắp tới. Khi KRX chính thức đi vào hoạt động thì điều này sẽ nâng khối lượng giao dịch từ 2.5 triệu lệnh/ngày lên thành 5 triệu lệnh/ngày, thanh khoản tối đa tăng lên gần 100 nghìn tỷ, thời gian thanh toán sẽ dần giảm về chỉ còn T+0. Ngoài ra, khi KRX đi vào hoạt động thì Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm Short sell (bán khống). Việc KRX đi vào hoạt động chính là tiền đề của câu chuyện nâng hạn thị trường, khi nâng hạng lên thị trường mới nổi thành công thì ước tính sẽ có khoảng 4 tỷ USD sẽ chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó nếu nhìn xa hơn thì hiện nay các cổ phiếu chứng khoán vẫn rất hấp dẫn và còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Nhận thấy được tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai, do đó các công ty chứng khoán đang chạy đua để huy động vốn, điển hình nhất là SHS dự định huy động 8.131 tỷ, VIX dự định huy động 6.359 tỷ, … Hiện tại, việc tăng vốn của các công ty chứng khoán chính là yếu tố sống còn, kinh doanh chứng khoán là ngành đặc thù, một số hoạt động phụ thuộc vào quy mô vốn điều lệ như cho vay Margin, đầu tư, … Cho nên, trong tương lai nếu công ty chứng khoán không đủ nguồn lực về vốn thì chắn chắn sẽ ngày càng tụt hậu và bị bỏ lại ở phía sau.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/