Tiềm năng ngành ngân hàng 2024 – Nên chọn cổ nào ?
1. Tăng trưởng lợi nhuận có sự phân hóa giữa các ngân hàng.
Năm 2023 là một năm rất khó khăn đối với ngành ngân hàng, khi mà tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm ở một mức rất thấp, khoảng 4.03%. Đến hết năm 2023, sự tăng trưởng lợi nhuận giữa các ngân hàng đã có sự phân hóa rất rõ rệt, STB là ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh nhất 53.1% do giảm trích lập dự phòng so với cùng kỳ, VPB là ngân hàng có mức độ sụt giảm lợi nhuận nhiều nhất 48.9% do thu nhập lãi thuần giảm và chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng.
2. MBB tăng trưởng tín dụng cao nhất ngành.
Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong 2023 là 13.5%, nhưng một số ngân hàng như MBB, TCB, TPB, VPB, MSB, OCB thì lại có mức tăng trưởng tín dụng vượt trội khi so với con số tổng tăng trưởng tín dụng. Cá biệt, MBB tăng gấp 2.5 lần so với mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành.
3. MBB, TCB vẫn dẫn đầu về CASA.
CASA trung bình của ngành ngân hàng tại Việt Nam là 17.61%. TCB, MBB, VCB là 3 ngân hàng có mức CASA cao nhất. Ngân hàng nào có tiền gửi không kỳ hạn (CASA) càng cao thì chi phí vốn sẽ càng rẻ, bởi lãi phải trả cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn chỉ là 0.1%/Năm.
4. NIM tại các ngân hàng.
NIM chính là khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, hay NIM chính là phần trăm mà một ngân hàng nhận được từ hoạt động tín dụng. Đến cuối năm 2023, VPB là ngân hàng có NIM cao nhất, do ngân hàng này hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ nên khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay sẽ cao hơn các ngân hàng khác.
5. Nợ xấu và bao phủ nợ xấu.
Nhưng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thường có tỷ lệ bao phủ nợ xấu rất thấp. Ví dụ VPB nợ xấu 5.01% nhưng bao phủ nợ xấu chỉ là 51%. điều này sẽ tạo ra áp lực trích lấp dự phòng rất lớn trong tương lai đối với ngân hàng này, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, đây có lẽ chính là lý do sự vận động của cổ phiếu VPB trong giai đoạn vừa rồi yếu nhất toàn ngành.
NĐT nên tập trung vào những ngân hàng có khả năng quản trị tốt, nợ xấu ở mức thấp, tỷ lệ bảo phủ nợ xấu cao như MBB, CTG, TCB, BID, hoặc nên lựa chọn các cổ phiếu có câu chuyện riêng như STB.
Nợ xấu của các cổ phiếu trong ngành ngân hàng đã bắt đầu giảm trong Q4/2023, điều này đã chứng tỏ rằng mặt bằng lãi suất thấp đã có tác động tích cực đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng.
6. Tiềm năng ngành ngân hàng 2024.
Đầu năm 2024 chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng rất cao khoảng 15%. Trong một bối cảnh kinh tế khó khăn và nợ xấu tăng cao, mà ngân hàng nhà nước vẫn đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao từ ngay đầu năm thì chứng tỏ NHNN cũng khá tự tin vào tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu.
Lãi suất huy động đầu vào thấp đã giúp biên lãi thuần của các ngân hàng bắt đầu hồi phục trở lại trong Q4/2023, tương tự như giai đoạn nửa cuối 2020 – 2021, chi phí trả lãi tiền gửi giảm giúp lợi nhuận nhóm ngân hàng tăng mạnh.
Đối với ngành ngân hàng thì lãi suất huy động sẽ chạy trước lãi suất cho vay từ 3 – 6 tháng, vậy với việc lãi suất huy động giảm nhanh trong giai đoạn vừa rồi, mà lãi suất cho vay ra nền kinh tế vẫn chưa thực sự giảm nhiều, điều này sẽ làm cho sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi lãi suất cho vay tăng lên, từ đó tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. NĐT hoàn toàn có thể kỳ vọng cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tạo sóng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2024.
7. Khuyến nghị
ALIAS đã phân tích và khuyến nghị các cổ phiếu tốt như CTG, MBB, STB, BID… cho các khách hàng, hiện tại đều đã đạt được một tỷ suất sinh lợi tốt.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/