Tại sao tỷ giá tăng mạnh 2025 ?

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, tỷ giá đang trở thành một trong những rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm. Việc tỷ giá USD/VND tăng mạnh lên vùng kỷ lục hơn 26.000 đồng, không chỉ phản ánh sự mất giá của đồng nội tệ, mà còn cảnh báo về sự bất ổn của kinh tế Việt Nam trong tương lai. Vậy điều gì đang khiến tỷ giá tăng nóng như hiện nay?

1. Cú sốc thuế quan từ Mỹ – Tác nhân châm ngòi cho tỷ giá tăng.

Ngày 03/04/2025 theo giờ Việt Nam, tổng thống Donald Trump đã công bố quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một mức thuế cực kỳ cao gây nên rủi ro cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại 123,5 tỷ USD với Mỹ – một con số khổng lồ, góp phần quan trọng trong việc bổ sung dự trữ ngoại hối. Khi bị áp thuế cao, khả năng duy trì thặng dư này bị đe dọa nghiêm trọng, làm giảm nguồn cung USD cho NHNN, kéo theo áp lực lên tỷ giá.

2. Ba dòng tiền chính vào dự trữ ngoại hối đều gặp khó.

Tỷ giá tăng không chỉ do yếu tố tâm lý hay kỳ vọng, mà còn đến từ sự suy yếu thực tế của ba dòng tiền ngoại tệ chính:

  • Thặng dư thương mại: Thuế quan khiến xuất khẩu sang Mỹ gặp khó, từ đó giảm nguồn thu USD ến từ xuất khẩu.
  • Dòng vốn FDI: Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạm dừng rót vốn đầu tư vào Việt Nam khi Việt Nam bị Mỹ áp thuế mạnh. Hệ quả là dòng vốn FDI dự định Việt Nam năm 2025 sẽ bị chững lại, thậm chí dừng toàn bộ.
  • Kiều hối: Đây là nguồn tiền quan trọng, thường được chuyển về Việt Nam để đầu tư vào BĐS hoặc hỗ trợ kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, khi nhiều khu công nghiệp đóng cửa, người dân thất nghiệp, từ đó sẽ khiến cho giá BĐS rơi vào tình trạng đóng băng trong thời gian tới.

Ba dòng vốn này nếu cùng lúc suy yếu, thì dự trữ ngoại hối quốc gia chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm khả năng can thiệp vào tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, và dẫn tới tỷ giá tăng mạnh.

3. Khủng hoảng thị trường tài chính.

Lịch sử cho thấy tỷ giá tăng mạnh thường đi kèm với khủng hoảng thị trường tài chính. Năm 2022, tỷ giá tăng cao khiến cho NHNN buộc phải bán dự trữ ngoại hối và tăng lãi suất điều hành để kiểm soát tỷ giá. Và đây cũng là nguyên nhân khiến cho chứng khoán Việt Nam bị bán tháo mạnh.

Tháng 11/2022, chỉ số DXY giảm mạnh, nguyên nhân do NĐT đánh giá lạm phát Mỹ đã tạo đỉnh và sẽ vào chu kỳ giảm. Việc đồng USD yếu đi khiến nhu cầu đầu cơ và tích trữ USD giảm, kéo theo tỷ giá hạ nhiệt. Đây chính là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam tạo đáy và bắt đầu phục hồi.

4. Đừng vội “bắt đáy” khi tỷ giá còn bất ổn.

Trong bối cảnh dự trữ ngoại hối chỉ còn khoảng hơn 82 tỷ USD, tương ứng 10 tuần nhập khẩu, trong khi đó theo khuyến nghị của tổ chức tiền tệ quốc tế IMF, dự trữ ngoại hối của 1 quốc gia phải đảm bảo ít nhất 12 tuần nhập khẩu thì mới đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. NĐT cần cẩn trọng tình trạng “vỡ” tỷ giá trong thời gian tới, từ đó gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *