Tại sao lợi nhuận của BMP cao hơn NTP ?
NTP và BMP là 2 doanh nghiệp gần như có cùng quy mô về doanh thu, thậm trí doanh thu của NTP còn có nhỉnh hơn khi so với BMP.
Nhưng trong những năm gần đây, lợi nhuận của BMP lại vượt xa NTP. Vậy điều gì đã khiến cho 2 doanh nghiệp có cùng quy mô doanh thu, nhưng lợi nhuận lại có sự chênh lệch lớn như vậy ?
1. BMP – Đi theo phân khúc sản phẩm cao cấp với giá bán cao và tối ưu chi phí nguyên vật liệu tốt hơn NTP.
Do tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với gián bán ở mức cao nên biên lãi gộp trong những năm gần đây của BMP luôn cao hơn một cách đáng kể so với NTP (NTP theo đuổi chính sách giá linh hoạt và thường giảm giá để chiếm lĩnh thị phần).
Chính việc việc luôn giữ giá bán ở mức cao, điều này đã khiến cho thị phần của BMP liên tục giảm, còn thị phần của NTP thì ngày càng tăng lên do doanh nghiệp này theo đuổi chính sách giá linh hoạt và thường giảm giá để chiếm lĩnh thị phần.
Ngoài ra, việc quản trị tốt yếu tố chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng giúp cho hiệu quả kinh doanh của BMP tốt hơn NTP. Trong năm 2023 và 6T/2024, chi phí nguyên vật liệu chiếm đến 71% trong cơ cấu chi phí sản xuất và kinh doanh theo yếu tố của NTP.
Còn đối với BMP thì chi phí nguyên vật liệu đầu vào chỉ chiếm khoảng 65% trong cơ cấu chi phí sản xuất và kinh doanh. Địa bàn hoạt động kinh doanh của BMP chủ yếu ở miền Nam, còn NTP chủ yếu ở miền Bắc, mà các nhà máy lọc hóa dầu thường tập trung ở yếu ở phía Nam, điều này giúp cho BMP tiết giảm được nhiều chi phí về nguyên liệu đầu vào hơn khi so với NTP.
Ngoài ra, công ty mẹ của BMP là tập đoàn SCG (Sở hữu gián tiếp thông qua Nawaplastic Industries), đây chính là chủ đầu tư của tổ hợp hóa dầu Long Sơn với giá trị đầu tư hơn 5 tỷ USD. Tổ hợp hóa dầu Long Sơn sẽ đi vào hoạt động trong cuối 2024, điều này giúp cho BMP gần như nội địa hóa được toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, từ đó tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao.
2. Nợ vay của BMP ở mức rất thấp và bộ máy quản lý doanh nghiệp tối ưu hơn.
Tỷ lệ nợ vay tài chính/tổng tài sản của NTP trong giai đoạn gần đây đã giảm tương đối mạnh, từ mức 31% tại cuối 2023 xuống chỉ còn 17% trong Q2/2024, nhưng đây vẫn là mức cao hơn rất nhiều khi so với tỷ lệ nợ vay tài chính/tổng tài sản chỉ khoảng 2% của BMP.
Do luôn duy trì tỷ lệ nợ vay ở mức rất thấp, điều này đã giúp cho chi phí lãi vay của BMP gần như bằng 0. Trong 6T/2024, chi phí lãi vay của BMP chỉ là 13 triệu, còn chi phí lãi vay của NTP là 23 tỷ.
Ngoài ra, mặc dù cùng quy mô doanh thu nhưng bộ máy quản lý của BMP cũng ghi nhận sự tối ưu hơn khi so với NTP, điều này được thể hiện rất rõ qua sự chênh lệnh chi phí quản lý doanh nghiệp của 2 công ty này.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/