STB – Hành trình tìm lại vinh quang.
1. Quá khứ STB – Công cụ để Trầm Bê cứu ngân hàng Phương Nam.
Năm 2004, Trầm Bê tham gia đầu tư vào ngành ngân hàng và sau đó trở thành lãnh đạo cấp cao của ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên đến 2012 nợ xấu của ngân hàng Phương Nam đã lên đến 45.6%. Khi nợ xấu của Phương Nam quá cao và đang có nguy cơ bị nhà nước mua lại với mức giá 0 đồng, lúc này Trầm Bê bắt đầu mua lượng lớn cổ phần tại STB. Việc Trầm Bê mua lượng lớn cổ phần tại STB nhằm nhắm quyền kiểm soát ngân hàng này, sau đó sẽ tìm cách hợp nhất STB với Phương Nam, điều này là để cứu Phương Nam ra khỏi danh sách mua lại với giá 0 đồng của nhà nước. Sau rất nhiều nỗ lực để chi phối STB thì đến 01/10/2015, Phương Nam và STB chính thức được sáp nhập lại với nhau.
Do ngân hàng Phương Nam là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, cho nên khi STB và Phương Nam được sáp nhập với nhau thì điều này đã làm cho nợ xấu của STB tăng mạnh, từ mức 1.19% trong năm 2014 lên thành 5.8% trong 2015 và 6.91% trong 2016.
Bắt đầu từ 2015, Lợi nhuận của STB giảm mạnh do phải trích lập cho các khoản nợ xấu của ngân hàng Phương Nam. Từ một ngân hàng lợi nhuận trên 2 nghìn tỷ/năm, đến 2015 lợi nhuận giảm xuống chỉ còn 648 tỷ, còn đến 2016 lợi nhuận giảm xuống mức thấp kỷ lục chỉ còn 89 tỷ.
2. Đã xử lý xong trái phiếu VAMC, đề án tái cơ cấu sắp hoàn thành.
Kể từ khi STB và Phương Nam được sáp nhâp lại với nhau thì STB phải gánh thêm các khoản nợ xấu ở mức rất lớn của ngân hàng Phương Nam. Do nợ xấu sau sáp nhập quá cao nên STB phải bán lại các khoản nợ xấu cho VAMC, bản chất của việc bán nợ xấu cho VAMC chỉ là biện pháp giãn nợ, nhằm giúp ngân hàng tránh được thua lỗ tạm thời. Đến cuối Q2/2024, giá trị trái phiếu VAMC của STB chỉ còn 623 tỷ, dự kiến ngân hàng sẽ hoàn thành trích lập trong Q3.
Tuy rằng đã trích lập xong toàn bộ giá trị trái phiếu VAMC, nhưng để hoàn thành đề án tái cơ cấu toàn bộ ngân hàng thì STB cần phải xử lý thêm 2 tài sản tồn động đó là KCN Phong Phú và 32.5% cổ phần của Trầm Bê được thế thấp tại VAMC.
Đối với KCN Phong Phú thì STB đã bán đấu giá thành công trong Q2/2024 với tổng giá trị là hơn 7.900 tỷ. Hiện nay, STB đã nhận được 20% giá trị thanh toán của KCN Phong Phú với số tiền ước tính là 1.586 tỷ, dự kiến số tiền này sẽ được hạch toán vào lợi nhuận khác của STB trong Q2/2024, đối với 80% số tiền còn lại sẽ được chia đều và thanh toán mỗi năm 40% trong 2025, 2026.
Tài sản tồn đọng lớn nhất trong đề án tái cơ cấu hiện nay của STB đó là 32.5% cổ phần của Trầm Bê đang được thế chấp tại VAMC. Trong quá khứ, 32.5% cổ phần tại STB của Trầm Bê đã được thế chấp tại VAMC để được vay khoảng 10.000 tỷ với lãi suất ưu đãi nhằm cứu STB khỏi tình trạng thiếu thanh khoản. Theo quy định, khi xử lý được nợ xấu, thanh lý được tài sản đảm bảo thì tổ chức tín dụng sẽ nhận được 85% giá trị tài sản được thu hồi, còn VAMC sẽ được hưởng 15%. Hiện tại, STB đã trích lập xong dự nợ được thế chấp bằng 32.5% cổ phần của Trầm Bê, và giá trị thị trường của số cổ phần này là 17 nghìn tỷ, vậy khi đấu giá thành công số cổ phần này thì STB sẽ nhận được 85%, tương ứng với 14.450 tỷ. Khi 32.5% cổ phần của Trầm Bê được đấu giá thành công thì lợi nhuận STB sẽ có sự tăng trưởng rất đột biến.
3. Tăng trưởng đột biến sau khi xử lý xong trái phiếu VAMC.
Một ví dụ điển hình của việc tăng trưởng lợi nhuận rất mạnh mẽ sau khi trích lập dự phòng xong trái phiếu VAMC đó là trường hợp của ngân hàng ACB trước 2018. Năm 2017 là năm mà ACB đẩy mạnh trích lập dự phòng để xử lý xong các khoản trái phiếu VAMC, do đó trong các năm tiếp theo thì ngân hàng này không còn phải trích lập dự phòng quá nhiều nữa, cho nên bắt đầu từ 2018 lợi nhuận của ACB đã ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh.
Tại thời điểm cuối 2023, STB và ACB là 2 ngân hàng có quy mô tín dụng gần tương đương nhau, với tổng cho vay khách hàng khoảng 480 nghìn tỷ.
Với việc có quy mô tín dụng gần tương đương nhau, kỳ vọng khi xử lý xong trái phiếu VAMC, tăng trưởng tín dụng của STB sẽ ở mức cao hơn, từ đó giúp cho lợi nhuận của ngân hàng này trong các năm tiếp theo sẽ dần tiệm cận mức lợi nhuận của ACB.
4. Định giá.
Với kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng độ biến từ việc xử lý xong các tài sản tồn đọng, kèm theo tỷ lệ tài sản sinh lời/tổng tài sản ngày càng tăng, tín dụng tăng mạnh sau khi xử lý xong trái phiếu VAMC. Qua phân tích và đánh giá nhiều yếu tố, đội ngũ ALIAS đưa ra mức định giá hợp lý đối với cổ phiếu STB là 40.506 VNĐ, tương ứng với đó mức upside của là 45%.
5. Khuyến nghị.
Thị trường trong ngắn hạn sẽ thể sẽ xảy ra rung lắc, nhưng với kỳ vọng tăng trưởng mạnh sau khi xử lý xong trái phiếu VAMC và các tài sản tồn đọng, STB vẫn là một cổ phiếu rất hấp dẫn, do đó NĐT hãy tận dụng những nhịp điều chỉnh của cổ phiếu để mua gom cổ phiếu. Vùng mua gom lý tưởng là từ 26 – 28.5.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/