So sánh ACB và STB.
1. ACB: Chu kỳ 2017 – 2018.
Trước 2012, với cương vị là thành viên hội đồng sáng lập của ACB, bầu Kiên đã tận dụng quyền lực và sức ảnh hưởng để tìm cách rút tiền tại ngân hàng này nhằm phục vụ cho các mục đích cá nhân. Tại thời điểm bầu Kiên bị bắt nợ xấu của ACB tăng mạnh từ mức 0.89% lên thành 2.5%.
Cuối 2012, nợ vay ròng tại nhóm 6 công ty liên quan đến bầu Kiên (G6) là 8.417 tỷ. Nợ vay ròng của nhóm G6 tiếp tục giảm mạnh trong các năm tiếp theo, đặc biệt là trong năm 2016. Đến Q4/2017, ACB đã xử lý xong toàn bộ các khoản nợ của nhóm G6.
Ngoài việc phải giải quyết các khoản nợ của nhóm G6, ACB còn phải xử lý thêm cả các khoản trái phiếu VAMC. Tại cuối 2017, ACB đã đưa giá trị trái phiếu VAMC ròng mà ngân hàng đang nắm giữ về gần bằng 0.
Trong năm 2017, ACB đã chi hơn 50% lợi nhuận trước trích lập để xử lý hết toàn bộ các khoản nợ xấu của nhóm G6 và trái phiếu VAMC.
Tính từ thời điểm ACB sắp xử lý xong các khoản nợ của nhóm G6 và trái phiếu VAMC, giá cổ phiếu đã tạo thành con sóng tăng 123%.
Anh/Chị NĐT đọc bài phân tích sau để hiểu về lịch sử của cổ phiếu ACB: https://alias.vn/lich-su-acb-va-ky-vong-tang-truong-2024-2026/
2. STB – Chu kỳ tăng trưởng mới từ 2024 trở đi.
Năm 2015, STB và ngân hàng Phương Nam được sáp nhập lại với nhau, điều này đã làm cho nợ xấu của STB tăng mạnh, từ mức 1.19% trong năm 2014 lên thành 5.8% trong 2015 và 6.91% trong 2016.
Do nợ xấu sau sáp nhập quá cao nên STB phải bán lại các khoản nợ xấu cho VAMC, bản chất của việc bán nợ xấu cho VAMC chỉ là biện pháp giãn nợ, nhằm giúp ngân hàng tránh được thua lỗ tạm thời. Đến cuối Q2/2024, giá trị trái phiếu VAMC của STB chỉ còn 623 tỷ, dự kiến ngân hàng sẽ hoàn thành trích lập trong Q3.
Kể từ khi gần xử lý xong các khoản trái phiếu VAMC, giá cổ phiếu STB đã tăng khoảng 14% và vẫn còn nhiều kỳ vọng để tiếp tục tăng nếu thị trường chung ổn định.
Anh/Chị NĐT đọc bài phân tích sau để hiểu về lịch sử của cổ phiếu STB: https://alias.vn/stb-hanh-trinh-tim-lai-vinh-quang/
3. Liệu STB có thể được định giá bằng với ACB.
ACB và STB là 2 ngân hàng có quy mô tín dụng gần tương đương nhau.
Nhưng vốn hóa của STB chỉ là 64 nghìn tỷ, bằng 55% vốn hóa của ACB.
Việc STB có cùng quy mô tín dụng với ACB, nhưng định giá chỉ bằng một nửa là điều tương đối dễ hiểu, bởi khả năng quản trị nợ xấu ACB ở mức tốt hơn rất nhiều khi so với STB.
Hiện tại, 32.5% cổ phần của Trầm Bê tại STB đang được thế chấp tại VAMC, dự kiến số cổ phần này sẽ được đem ra đấu giá sau khi nhà nước phê duyệt phương án xử lý. Ngân hàng luôn nhà nhóm ngành nhận được nhiều sự quan tâm của các định chế tài chính nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng có thương hiệu, quy mô lớn như STB. Trong tương lai khi 32.5% cổ phần của Trầm Bê được đem ra đấu giá sẽ giúp cho STB tìm được các cổ đông chiến lược, từ đó giúp cho nguồn vốn của ngân hàng tăng lên và khả năng quản trị được tối ưu hơn. Xét về dài hạn, việc STB có thể tiệm cận với mức định giá như ACB là điều khả thi.
Đối với cổ phiếu STB thì đội ngũ đã khuyến nghị cho khách hàng mua tại vùng 26 – 28.5, lợi nhuận ước tính đến thời điểm hiện tại đã trên 20%.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/