SGP – Kỳ vọng từ dự án 4.5 tỷ USD.
1. Các cảng hiện tại của SGP.
Lĩnh vực kinh doanh chính của SGP là khai thác cảng. Hiện nay, SGP đang sở hữu 3 cảng, đó là cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, cảng Sài Gòn Hiệp Phước, cảng Tân Thuận 1&2.
Các cảng thuộc sở hữu của SGP đều nằm tại TP.HCM. Trong đó, cảng Nhà Rồng – Khánh Hội và cảng Tân Thuận 1&2 có vị trí rất đắc địa, nằm tại trung tâm của TP.HCM.
Dưới đây là kỳ vọng của 3 cảng mà SGP đang sở hữu:
I. Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội.
Trước năm 2017, cảng Nhà Rồng – Khánh Hội đóng góp khoảng 30% doanh thu cho SGP. Tuy nhiên, nhằm giảm áp lực nội đô và khu vực bến sông Sài Gòn, nhà nước đã yêu cầu thực hiện di dời, chuyển đổi công năng của cảng Nhà Rồng – Khánh Hội. Kể từ 2017, SGP đã bàn giao lại mặt bằng và đất đai của cảng Nhà Rồng – Khánh Hội để thực hiện dự án khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội. Chủ đầu tư của dự án này là Công ty TNHH Ngọc Viễn Đông (Công ty con của Vạn Thịnh Phát), SGP nắm khoảng 5.56% cổ phần dự án.
Khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội có vị trí rất đắc địa, nằm tại trung tâm TP.HCM, ngay trước mặt là sông Sài Gòn, đối diện là bán đảo Thủ Thiêm, cách phố đi bộ Nguyễn Huệ chỉ 1 km. Có thể nói đây là một trong số ít những quỹ đất lớn ven sông Sài Gòn còn sót lại của TP. HCM, mặc dù chỉ nắm khoảng 5.56% tại dự án, nhưng so với quy mô hiện tại của SGP thì điều này cũng đủ để tạo ra sự đột biến cho doanh nghiệp khi dự án hoàn thiện và mở bán trong tương lai.
Khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội nổi bật với nhiều tòa nhà cao tầng, điểm nhấn là cao ốc phức hợp với chiều cao 350m.
Chủ đầu tư của dự án khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội là công ty TNHH Ngọc Viễn Đông (Công ty con của Vạn Thịnh Phát). Hiện nay, do Vạn Thịnh Phát đang gặp nhiều khó khăn, cho nên doanh nghiệp này đã đưa khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội để vào danh sách kê biên để trả nợ cho các trái chủ. Khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội đã chậm tiến độ nhiều năm, và vẫn chưa thể xác định được khi nào dự án sẽ hoàn thành.
II. Cảng Sài Gòn Hiệp Phước.
Như vừa nêu ở trên, sau năm 2017, cảng Nhà Rồng – Khánh Hội phải thực hiện di dời và chuyển đổi công năng nhằm giảm áp lực giao thông nội đô. Do đó, SGP đã tiến hành đầu tư xây dựng Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước để thay thế. Tuy nhiên, khi cảng Sài Gòn – Hiệp Phước đi vào hoạt động vào năm 2017, lượng hàng hóa dịch chuyển từ cảng Nhà Rồng Khánh Hội về cảng Sài Gòn Hiệp Phước không được như dự kiến do vị trí địa lý và khả năng kết nối không thể cạnh tranh so với các cảng Cát Lái – Phú Hữu.
III. Cảng Tân Thuận – Kỳ vọng chuyển đổi thành dự án BĐS trong tương lai.
Lượng hàng hóa tại các cụm cảng của TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng dịch chuyển ra các cảng tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, điều này đã khiến cho sản lượng của Cảng Tân Thuận đang xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Giống như cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, cảng Tân Thuận cũng nằm tại trung tâm TP.HCM, do đó bến cảng này cũng thuộc diện di rời và chuyển đổi công năng nhằm giảm áp lực giao thông nội đô. Cảng Tân Thuận vẫn sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trước 2025. Nhưng sau 2025, 40% diện tích của cảng, tương đương 8 ha sẽ phải bàn giao để xây cầu Thủ Thiêm, 60% diện tích còn lại (12 ha) khả năng cao sẽ được quy hoạch để triển khai dự án BĐS. Kỳ vọng sau khi cảng Tân Thuận bị di rời, SGP sẽ xin được chủ trương đầu tư dự án BĐS tại khu vực này. Trong ngắn hạn, việc di dời cảng Tân Thuận sẽ có tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của SGP.
2. Các cảng liên doanh, liên kết.
Hiện nay, SGP đang sở hữu 5 cảng liên doanh, liên kết.
Trong số tất cả các cảng liên doanh, liên kết của SGP, chỉ có cảng SSIT và cảng CMIT là mang lại nhiều sự kỳ vọng nhất cho doanh nghiệp do có vị trí đắc địa tại khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải. Các cảng còn lại gần như không đóng góp quá nhiều cho SGP, do những cảng này đều có vị trí nằm ở thương nguồn sông Thị Vải, cho nên gần như không có lợi thế cạnh tranh, từ đó khiến cho hoạt động kinh doanh không thực sự tích cực.
3. Cảng quốc tế Cần Giờ – Siêu cảng 4.5 tỷ USD.
Hiện nay, liên doanh SGP và Terminal Investment Limited Holding S.A – TIL đang lên kế hoạch để triển khai cảng quốc tế Cần Giờ. Dự án đang trong quá nhiều chờ phê duyệt chủ trương đầu tư. Nếu đúng tiến độ như trong kế hoạch, cảng quốc tế Cần Giờ sẽ được khởi công trong 2025, và sẽ hoàn thành GĐ 1 trước 2030. Dự án cảng quốc tế Cần Giờ có tổng vốn đầu tư 4.5 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều so với quy mô hiện tại của SGP, điều này sẽ đem lại kỳ vọng đột biến cho doanh nghiệp khi dự án đi vào hoạt động.
Cảng quốc tế Cần Giờ nằm tại cửa sông Thị Vải, từ đó dễ dàng tiếp nhận được các tàu trọng tải lớn. Trong tương lai, khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho SGP trong khu vực, và hoàn toàn có thể cạnh tranh trực tiếp với cảng Gemalink của GMD.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/