VIC – Đằng sau đà tăng vượt trội.

1. Khối nợ 228.000 tỷ.

Tính đến cuối 2024, tổng nợ vay của VIC là 228.000 tỷ. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 95.000 tỷ, đây là những khoản nợ sẽ đáo hạn trong 12 tháng tiếp theo, cho nên áp lực thanh toán nợ vay trong 2025 của VIC là rất lớn. Ngoài ra, khoảng 25% nợ vay, tương đương 57.000 tỷ VND của VIC là bằng USD.

Trong giai đoạn gần đây tỷ giá có dấu hiệu tăng mạnh, thậm chí có những thời điểm vượt mức 26 nghìn đồng. Việc tỷ giá tăng sẽ khiến cho VIC phải dự phòng cho các khoản nợ vay bằng USD, điều này cũng làm tăng thêm áp lực nợ vay và làm giảm lợi nhuận trên báo cáo.

2. Mối liên hệ với Techombank.

TCBS là đơn vị tư vấn phát hành cho 53.678 tỷ trái phiếu đang lưu hành hiện tại của VIC. Các khoản trái phiếu này có mức lãi suất rất cao, giao động từ 8.5% – 15%. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy VIC đang thiếu tiền nên mới phải huy động lãi suất cao.

Ngoài tư vấn phát hành và bảo lãnh, TCBS cũng tự doanh 16.544 tỷ vào trái phiếu. Với việc là công ty chứng khoán tư vấn phát hành phần lớn trái phiếu của VIC, do đó TCBS chắc chắn cũng đang nắm giữ lượng lớn trái phiếu VIC.

Không chỉ riêng TCBS mà Techcombank cũng đang nắm giữ một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp rất lớn lên đến 29.311 tỷ. Techcombank và VIC là 2 doanh nghiệp có mối quan hệ rất mật thiết và VIC đem lại nhiều lợi ích cho Techcombank về câu chuyện tăng trưởng tín dụng & tệp khách hàng, do đó khả năng cao Techcombank cũng đang nắm giữ một lượng lớn trái phiếu của VIC.

3. Có nguy cơ bị bán giải chấp.

Trong năm 2022 và 2023, ông Phạm Nhật Vượng đã dùng tổng cộng 293.7 triệu cổ phiếu VIC để góp vốn thành lập 2 công ty là CTCP Quản lý & Đầu tư Bất động sản VMI và CTCP Di chuyển xanh & Thông minh GSM. Nhưng kể từ khi thành lập cho đến nay, CTCP Quản lý & Đầu tư Bất động sản VMI và CTCP Di chuyển xanh & Thông minh GSM chưa bán bất kỳ cổ phiếu VIC nào. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là 2 doanh nghiệp trên lấy tiền đâu ra để hoạt động ? Cách duy nhất để 2 doanh nghiệp trên có tiền hoạt động là thế chấp ngân hàng số cổ phiếu VIC mà ông Phạm Nhật Vượng đã dùng để góp vốn.

Đến 2025, ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục dùng 35 triệu cổ phiếu VIC để góp vốn thành lập công ty VinEnergo. Việc liên tục dùng cổ phiếu để góp vốn thành lập công ty đã chứng tỏ lượng tiền mặt mà cá nhân ông Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ không thực sự quá nhiều, tài sản chủ yếu nằm ở cổ phiếu.

Ngoài việc CTCP Quản lý & Đầu tư Bất động sản VMI và CTCP Di chuyển xanh & Thông minh GSM đang thế chấp ngân hàng số cổ phiếu VIC mà ông Phạm Nhật Vương đã dùng để góp vốn, khả năng cao chính ông Phạm Nhật Vượng cũng đang dùng số cổ phiếu của cá nhân để thế chấp vay tiền tại nhiều tổ chức tài chính khác, trong đó có TCBS.

Thị phần môi giới của TCBS chỉ là 7.49%, bằng 1 nửa so với VPS.

Nhưng dư nợ cho vay của TCBS lại gấp đôi so với VPS, điều này chứng tỏ TCBS có những Deal cho vay riêng với ban lãnh đạo doanh nghiệp và nhận thế chấp bằng cổ phiếu. Với mối quan hệ mật thiết giữa Techcombank với VIC thì không loại trừ khả năng ông Phạm Nhật Vượng cũng đang thế chấp cổ phiếu VIC để vay tiền tại TCBS.

Việc thế chấp cổ phiếu để vay tiền tại ngân hàng, công ty chứng khoán có rất nhiều lợi ích, nhưng nếu giá cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng quản trị rủi ro thì đây sẽ là thảm họa. Trong giai đoạn vừa rồi thị trường chứng khoán giảm mạnh do Mỹ áp thuế 46% lên các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, điều này đã khiến cho lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp như DIG, PDR, ANV, … bị đem cổ phiếu ra bán giải chấp.

Trong giai đoạn gần đây, VIC là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường. Trong khi đó, Việt Nam bị Mỹ áp thuế thì VIC mới là doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất, điều này đi ngược lại với đà tăng của VIC trong đoạn vừa rồi. Có khả năng VIC đang muốn kéo giá cổ phiếu để tránh khỏi tình trạng cổ phiếu giảm xuống ngưỡng bị bán giải chấp.

Năm 2022, khi kinh tế gặp khó khăn vì NHNN tăng lãi suất điều hành, những ông lớn trong ngành BĐS như NVL PDR… cổ phiếu liên tục bị bán giải chấp, mức giảm tới 90%. Trong năm 2025, có vẻ như ông Phạm Nhật Vượng đã có 1 bước đi cao tay hơn khi kéo cổ phiếu trước khi mà kinh tế Việt Nam bị áp thuế để tránh bị giải chấp cổ phiếu.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.

MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Video chi tiết về VIC.

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *