PVS – Trụ cột dầu khí chuyển mình.

1. Nền tảng tài chính vững chắc.

PVS sở hữu lượng tiền mặt ròng lên tới 16.617 tỷ đồng – một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang ở trạng thái tài chính rất lành mạnh. Nguồn tiền này chủ yếu đến từ các khoản tạm ứng dự án lớn như Lô B và các công trình điện gió ngoài khơi (OWF).

Đây là nguồn lực quan trọng để PVS tự tin triển khai kế hoạch mở rộng quy mô trong giai đoạn 2025 – 2030.

2. Kết quả kinh doanh năm 2024 & kế hoạch 2025.

Năm 2024, PVS đạt doanh thu thuần 23.769 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.254 tỷ đồng – cao nhất kể từ năm 2016.

PVS đặt kế hoạch 2025 khá thận trọng, nhưng BLĐ cho biết vẫn phấn đấu vượt chỉ tiêu như các năm trước. Trả bằng cổ phiếu tỷ lệ 7%, tương đương 33 triệu cổ phiếu mới.

Kết thúc quý I/2025, PVS đã đạt doanh thu 6.014 tỷ đồng (tăng trưởng 62% so với cùng kỳ), LNST đạt 299 tỷ đồng, hoàn thành 38% kế hoạch năm.

3. Động lực tăng trưởng mới.

(1) Siêu dự án FSO Lô B – Giá trị 600 triệu USD.

Tháng 5/2025, PVS nhận thư trao thầu gói FSO Lô B trị giá 600 triệu USD, bao gồm 14 năm thuê chính thức (480 triệu USD) và 9 năm tùy chọn gia hạn (120 triệu USD). Liên doanh thành lập công ty PTSC South East Asia (PVS sở hữu 51%).

FSO này dự kiến hoạt động từ quý 4/2027. Cùng với FSO mỏ Lạc Đà Vàng đã nhận thầu trước đó, đội tàu FSO của PVS sẽ nâng lên 8 chiếc trong vòng hai năm.

(2) Xuất khẩu điện gió ngoài khơi.

Ngày 26/5/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Malaysia và Thủ tướng Singapore đã ký thỏa thuận hợp tác xuất khẩu điện tái tạo từ Việt Nam sang Malaysia và Singapore.

Đây là dự án trọng điểm kết nối lưới điện xuyên quốc gia khối ASEAN, PVS đóng vai trò thi công hạ tầng điện gió và cáp ngầm. Khi đó, nguồn thu từ hoạt động bán điện được kỳ vọng sẽ duy trì thậm chí lên đến 50 năm, tạo dòng tiền ổn định và dài hạn.

(3) Điện hạt nhân – Bước tiến chiến lược dài hạn.

PVS đang nghiên cứu tham gia chuỗi cung ứng điện hạt nhân, tập trung nội địa hóa hệ thống làm mát, kết cấu thép – khoảng 50% tổng giá trị đầu tư dự án.

Ngoài ra, Nhà nước đang khởi động lại 2 dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận, trong đó nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 được giao cho PVN là chủ đầu tư, tạo cơ hội cho PVS tham gia.

(4) Đầu tư lớn giai đoạn 2026 – 2030.

Tại ĐHĐCĐ 2025, PVS đặt mục tiêu đầu tư rất lớn trong giai đoạn 2026 – 2030 với giá trị 27.699 tỷ đồng, như góp vốn FSO/FPSO, sản xuất cáp ngầm, xuất khẩu điện, dịch vụ LNG sang Singapore, trung tâm năng lượng tái tạo ngoài khơi…

Với nhu cầu vốn lớn, PVS chuẩn bị tăng vốn điều lệ gấp ba lần, từ mức 4.700 tỷ hiện tại lên đến 15.000 tỷ đồng, thông qua phát hành cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu và kêu gọi vốn từ các tổ chức quốc tế.

4. Triển vọng và định hướng phát triển.

PVS đang bước vào giai đoạn tái định vị chiến lược rõ rệt, vừa đảm nhận các dự án truyền thống (Lô B, FSO, LNG), vừa mở rộng mạnh sang năng lượng tái tạo và điện hạt nhân. Trong bối cảnh chính sách năng lượng chuyển dịch nhanh, cùng với vị thế kỹ thuật hàng đầu, PVS là ứng viên sáng giá cho chuỗi cung ứng năng lượng trong nước và khu vực.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *