Phân tích ngành bán lẻ & triển vọng tương lai.
1. Mảng bán lẻ và phân phối các sản phẩm ICT & CE (Đồ điện tử & điện máy).
Trong 7T/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tăng trưởng 9.2% so với cùng kỳ, điều này chứng tỏ sức tiêu dùng của nền kinh tế đang ghi nhận sự phục hồi tích cực trở lại.
Trong 6T/2024, doanh thu của MWG, DGW, PET đều có sự phục hồi nhẹ hoặc đi ngang so với cùng kỳ, còn FRT thì ghi nhận doanh thu sụt giảm.
Trong Q2/2024, biên lãi thuần của MWG, FRT, PET ghi nhận sự phục hồi so với quý trước, biên lãi thuần của DGW thì có sự giảm nhẹ.
Bắt đầu từ năm 2023, số lượng cửa hàng các chuỗi bán lẻ ICT & CE của MWG và FRT đều ghi nhận sự sụt giảm, điều này là để tiết giảm chi phí trong bối cảnh khó khăn, nhưng đây cũng là dấu hiệu cho sự bão hòa của ngành.
Bắt đầu từ ngày 16/09, Việt Nam sẽ thực hiện tắt sóng 2G, như vậy sẽ có một làn sóng mua điện thoại mới, đặc biệt là các dòng điện thoại thông minh giá rẻ, điều này sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của mảng bán lẻ và phân phối các sản phẩm thiết bị di động.
Theo dự kiến thì Iphone 16 sẽ ra mắt trong tháng 9, điều này phần nào sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của các doanh nghiệp bán lẻ và phân phối sản phẩm ICT & CE trong Q3 và Q4/2024.
2. Mảng bán lẻ trang sức.
Cái tên tiêu biểu nhất trên sàn chứng khoán về mảng bán lẻ trang sức đó là PNJ. Tính đến T6/2024, PNJ là chuối bán lẻ vàng bạc, trang sức có quy mô lớn nhất Việt Nam với 405 cửa hàng.
Trong 6T/2024, doanh thu của PNJ đạt 22.113 tỷ, tăng 34%; lợi nhuận gộp đạt 3.630 tỷ, tăng 17% so với cùng kỳ.
Biên lãi gộp trong 6T/2024 của PNJ đạt 16%, giảm so với con số 19% trong cùng kỳ. Nguyên nhân biên lãi gộp của PNJ giảm là do giá vàng tăng cao và diễn biến thị trường vàng sôi động, từ đó giúp cho doanh thu bán vàng miếng tăng mạnh, nhưng mảng kinh doanh vàng miếng không mại lại hiệu quả cao, điều này đã làm cho biên lãi gộp tổng thể đi xuống. Ngoài ra, giá vàng tăng cũng tác động đến chi phí nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp.
Mảng bán lẻ trang sức chiếm trên 50% trong cơ cấu doanh thu của PNJ, do đó không phải khi nào giá vàng miếng (Nguyên liệu của vàng trang sức) tăng thì doanh nghiệp cũng được hưởng lợi.
Mức chi tiêu về trang sức bình quân đầu người của Việt Nam đang thấp hơn khi so với một số nước tại khu vực Đông Nam Á trong, điều này thể hiện rằng dư địa tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ trang sức trong tương lai còn rất lớn.
3. Mảng bán lẻ dược phẩm.
Hiện nay, thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam đang được thống trị bởi 3 ông lớn, đó là Long Châu, An Khang và Pharmacity. Trong đó, số lượng cửa hàng của Long Châu có vẻ như đang tăng trưởng vượt trội hơn các đối thủ cùng ngành.
Trong 6T/2024, doanh thu của Long Châu đạt 11.358 tỷ, tăng 67%; lợi nhuận gộp đạt 178 tỷ, tăng 89% so với cùng kỳ
Bắt đầu từ vài năm trở lại đây, biên lãi gộp của chuỗi dược phẩm Long Châu luôn duy trì ở mức ổn định khoảng trên 20%.
Hiện nay, mức chi tiêu cho dược phẩm của Việt Nam đang thấp hơn khi so với các quốc gia khác. Với việc thu nhập và nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng lên thì dư địa tăng trưởng mức chi tiêu cho dược phẩm của Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Năm 2016, số lượng nhà thuốc truyền thống tại Việt Nam đạt 55.115, còn nhà thuốc hiện đại chỉ đạt khoảng 185. Đến cuối năm 2023, số nhà thuốc truyền thống đạt 57.000, tăng 3.4%; còn số lượng nhà thuốc hiện đại đạt 2.944, tăng gấp gần 16 lần so với năm 2016. Hiện nay, số lượng nhà thuốc hiện đại chỉ đang chiếm một tỷ trọng nhỏ so với các nhà thuốc truyền thống, mà nhu cầu về các nhà thuốc hiện đại, chất lượng, minh bạch tại Việt Nam là rất lớn, do đó các chuỗi bán lẻ dược phẩm như Long Châu, An Khang, Pharmacity, … có thể dễ dàng mở rộng quy mô bằng cách chiếm lĩnh thị phần của các nhà thuốc truyền thống.
4. Mảng bán lẻ tiêu dùng.
Nổi bật nhất trên sàn chứng khoán trong mảng bán lẻ tiêu dùng đó là chuỗi bách hóa xanh (BHX) của MWG và chuỗi WinCommerce (WCM) của MSN. Tính đến T6/2024, số lượng cửa hàng của WCM đat 3.673, gấp 2.2 lần so với chuỗi BHX.
Trong 6T/2024, doanh thu của WCM đạt 15.801 tỷ, tăng 9%, còn doanh thu của BHX đạt 19.400 tỷ, tăng 42% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6T/2024, Lợi nhuận thuần từ HĐKD của WCM đạt 421 tỷ tăng 87%, còn BHX đã bớt lỗ hơn so với cùng kỳ.
Doanh thu về thực phẩm sạch tại Việt Nam đang trong xu hướng tăng liên tục, với thu nhập và nhận thức ngày càng tăng thì nhu cầu về thực phẩm sạch trong tương lai sẽ còn tăng cao hơn nữa, đây là cơ hội lớn cho các chuỗi bán lẻ và siêu thị mini như BHX và WCM mở rộng quy mô và chiếm lĩnh thị phần từ các kênh bán lẻ hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo nghiên cứu của Kantar, xu hướng mua sắm của người dân Việt Nam đang dần dịch chuyển từ các kênh truyền thống sang các kênh siêu thị Mini (hoặc cửa hàng tiện lợi) và Online, điều này tạo ra dư đia tăng trưởng cho các chuỗi siêu thị Mini đang thống lĩnh thị trường như BHX và WCM.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/