Phân tích cổ phiếu VTP.

1. Loại bỏ mảng kinh doanh không hiệu quả để tập trung vào yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh của VTP được cấu thành bởi 2 mảng kinh doanh, đó là bán hàng và chuyển phát, logistics. Năm 2020, VTP nhận 300.000 điểm bán từ Viettel Telecom, điều này đã giúp cho doanh thu mảng bán hàng của doanh nghiệp tăng trưởng đột biến (Chủ yếu đến từ việc bán thẻ cào điện thoại).

Tuy rằng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu, nhưng mảng bán hàng lại đóng góp tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận gộp của VTP. Gần như toàn bộ lợi nhuận gộp của VTP là đến từ mảng chuyển phát và logistics.

Trong 2 mảng kinh doanh của VTP thì mảng chuyển phát và logistics có hiệu quả kinh doanh tốt nhất, còn hiệu quả kinh doanh của mảng bán hàng ở mức rất thấp với biên lãi gộp chỉ là 0.1%. Hiện nay, VTP đang dần thu hẹp và tiến tới loại bỏ hoàn toàn mảng bán hàng để tập trung toàn bộ nguồn lực vào mảng chuyển phát và logistics.

2. Áp lực cạnh tranh gay gắt.
Theo số liệu ước tính trong năm 2023 của Vietdata, VTP đang là doanh nghiệp đứng đầu thị phần chuyển phát tại Việt Nam.

Chính từ việc cạnh tranh gay gắt trong mảng chuyển phát tại Việt Nam, điều này đã khiến cho thị phần của VTP suy giảm trong các năm qua. Ngoài áp lực cạnh tranh với những doanh nghiệp lâu năm trong ngành, VTP còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ nhiều cái cái tên với tuổi đời chỉ từ 4 – 6 năm nhưng đã chiếm lĩnh được phần lớn thị phần như SPX và J&T.

Và từ đó thì biên lãi gộp mảng chuyển phát và logistics của VTP ghi nhận liên tục giảm qua các năm.

3. Dư địa tăng trưởng vẫn còn nhiều.

Hiện nay, VTP đang sở hữu hơn 2.000 bưu cực chuyển phát, chỉ đứng sau VNPost. Việc sở hữu nhiều bưu cục chuyển phát giúp doanh nghiệp có độ bao phủ ở mức cao, từ đó mang đến lợi thế về phạm vi hoạt động và ưu thế trên thị trường giao hàng liên tỉnh.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam liên tục tăng trưởng qua các năm, trung bình đạt khoảng 20% – 30%/năm, điều này sẽ làm tăng nhu cầu về chuyển phát và logistics.

4. Ứng dụng công nghệ cao để tăng hiệu suất công việc.

Ngày 17/01/2024, VTP khai trương tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên của Việt Nam. Tổ hợp này gồm 40 cổng xuất/nhập hàng, gần 1.200 cổng chia, công suất xử lý lên đến 1.400.000 bưu phẩm/ngày, tăng 40% so với trước đây, giúp nâng mức chịu tải toàn hệ thống VTP lên 4.000.000 bưu phẩm/ngày, tương đương đáp ứng 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam. Tỉ lệ sai sót của tổ hợp gần như bằng 0, rút ngắn thời gian chuyển phát toàn trình từ 8-10 giờ, tăng 3.5 lần sản lượng. Nhờ tự động hoá, tổ hợp cũng giúp tối ưu 60% chi phí nhân sự.

Bên trong tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh có Viettel Post có rất ít sự hiện diện của con người.

5. Lợi thế cạnh tranh bền vững.

Khó có 1 công ty logistics nào có nhiều lợi thế cạnh tranh như VTP, công nghệ, tiềm lực tài chính, mối quan hệ đều được hỗ trợ bởi Viettel, tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam. Trong chiến lược 5 năm tới, ban lãnh đạo Viettel Post đặt mục tiêu doanh số tăng gấp 10 lần so với năm 2023, tương đương với mức tăng trưởng 60-65% mỗi năm cho cả hoạt động cốt lõi và lĩnh vực mới. Việc tiên phong về công nghệ logistics tại Việt Nam tạo cho Viettel Post lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Mới đây, VTP vừa công bố thành lập công ty TNHH Viettel Post Lào có vốn điều lệ 136 tỷ đồng (5,34 triệu USD) do Viettel Post góp 100%.

6. Khuyến nghị.

Đối thủ lớn nhất của VTP là GHTK đang có định giá 1 tỷ USD, vốn hóa 9000 tỷ của VTP thực sự khá hấp dẫn.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *