Phân tích cổ phiếu IMP.

1. TOP 1 thị phần thuốc kháng sinh tại Việt Nam.

IMP đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất thuốc, nhà máy IMP 1 và IMP 3 đang đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Trong năm 2023, IMP đưa nhà máy IMP 4 đi vào hoạt động, do vừa mới đi vào hoạt động nên tỷ lệ đóng góp của nhà máy IMP 4 trong cơ cấu doanh thu của IMP chỉ là 4% và sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tiếp theo.

IMP nhập các chất dược phẩm tại Hoa Kỳ và Châu Âu, sau đó sản xuất ra các loại thuốc và cuối cùng phân phối tại kênh OTC (Thuốc không cần kê đơn, có thể dễ dàng mua tại hiệu thuốc) và ETC (Thông qua sự kê đơn của của bác sĩ, dược sĩ, … tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám).

Hiện nay, IMP có 333 sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng, …. được bộ y tế cấp phép. Trong đó, mảng thuốc kháng sinh chiếm đến 71% cơ cấu danh mục sản phẩm của IMP.

Tại cuối 2023, IMP đang sở hữu 11 dây chuyền sản xuất thuốc đạt chuẩn EU – GMP, đây là một lợi thế cạnh tranh vượt trộ của IMP so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành.

Với việc sở hữu lợi thế cạnh tranh vượt trội, điều này đã giúp cho IMP duy trì được top 1 thị phần thuốc kháng sinh tại Việt Nam trong năm 2023.

Trong 2023, IMP nằm trong top 5 về thị phần về phân phối các sản phẩm dược thông qua kênh ETC.

2. Động lực tăng trưởng đến từ ETC.

Trong giai đoạn từ 2024 – 2030, doanh thu ngành dược phẩm tại Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng kép 7%. Trong đó, đóng góp phần lớn đến từ kênh ETC (Thông qua sự kê đơn của của bác sĩ, dược sĩ, … tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám)

Trong năm 2023, doanh thu từ kênh ETC của IMP đạt 884 tỷ, tăng 56% so với cùng kỳ, còn doanh thu từ kênh OTC thì chỉ đi ngang so với 2022. Động lực tăng trưởng của IMP trong các năm tiếp theo sẽ đến chủ yếu từ kênh bán hàng ETC. Ngoài ra, IMP là doanh nghiệp có nhiều dây chuyền sản xuất thuốc đạt chuẩn EU – GMP và đạt thị phần top 1 về thuốc kháng sinh tại Việt Nam, do đó doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc đấu thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện, phòng khám, … Đây là lợi thế lớn của IMP trong việc mở rộng kênh bán hàng ETC.

3. Liên tục trả cổ tức từ khi niêm yết.

Tại cuối Q3/2024, IMP đang nắm giữ lượng tiền mặt khoảng 270 tỷ, trong khi đó nợ vay tài chính của doanh nghiệp chỉ là 104 tỷ. Chưa kể mỗi năm IMP đều làm ra thêm khoảng 300 tỷ lợi nhuận, điều này giúp cho cơ cấu tài chính của doanh nghiệp sẽ ngày càng an toàn hơn.

Nợ vay thấp, tiền mặt nhiều, lợi nhuận ổn định, điều này đã giúp cho IMP liên tục trả cổ tức bằng tiền mặt kể từ khi niêm yết.

4. SK Investment dự định thoái 65% vốn.

Cơ cấu cổ đông của IMP rất cô đặc, lượng cổ phiếu trôi nổi ngoài thị trường của doanh nghiệp này chưa đến 2%. Hiện nay, SK Investment đang là cổ đông lớn nhất của IMP với tỷ lệ sở hữu đạt 64.8%.

Từ khi SK Investment trở thành cổ đông lớn của IMP đã giúp cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp dần hoàn thiện hơn. Nhưng SK Investment đang muốn thu hẹp lại danh mục đầu tư nên quỹ này đang có ý định thoái vốn tại IMP, thông tin về đối tác nhận chuyển nhượng vẫn chưa được công bố. Các doanh nghiệp dược tại Việt Nam luôn rất hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, kỳ vọng rằng cổ đông mới trong tương lai của IMP sẽ là những doanh nghiệp có lợi thế về mảng dược phẩm, từ đó có thể giúp IMP phát triển hoạt động kinh doanh cốt lõi và mở rộng thị trường nhanh chóng.

Đọc thêm bài phân tích sau để hiểu lý do vì sao ngành dược luôn hấp dẫn trong mắt các NĐT: https://alias.vn/tai-sao-cac-co-phieu-nganh-duoc-tren-the-gioi-nhan-duoc-nhieu-su-quan-tam-cua-cac-ndt/

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *