Ngành cá tra 2024.

1. Lịch sử năm 2018: Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung trở nên rất căng thẳng, 2 quốc gia này liên tục trả đũa nhau bằng cách áp thuế lên các loại hàng hóa, trong đó có các sản phẩm liên quan đến thủy sản.

Các sản phẩm cá tra tại Mỹ chủ yếu được nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, tận dụng cơ hội khi thương mại Mỹ – Trung căng thẳng các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã đẩy mạnh gia tăng sản lượng xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2018, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt kỷ lục 2.26 tỷ USD, tăng trưởng 27% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận của các doanh nghiệp cá tra trong năm 2018 đều ghi nhận sử tăng trưởng mạnh, ANV tăng 100%, IDI tăng 54%, VHC tăng 73%.

Trong năm 2018, ngoài được hưởng lợi từ việc gia tăng sản lượng, các doanh nghiệp cá tra còn được hưởng từ giá bán sản phẩm tăng, điều này dẫn đến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp tăng lên.

ANV là doanh nghiệp tự chủ 100% trong chuỗi cung ứng và sản xuất cá tra, cho nên khi vĩ mô có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực thì lợi nhuận của ANV sẽ tăng mạnh nhất, do đó trong giai đoạn này ANV là cổ phiếu Leader của cả ngành với mức tăng giá 326%.

Trong khoảng 5 tháng, cổ phiếu IDI tăng 217% .

Cổ phiếu đầu ngành như VHC thì cũng tăng 172% chỉ trong vòng 1 năm.

Khi một yếu tố vĩ mô thay đổi cũng có thể tác động đến toàn bộ ngành nghề, để bắt được những con sóng của cổ phiếu thì NĐT cần bám sát vào các yếu tốt vĩ mô.

2. Lịch sử năm 2022: Xung đột Nga – Ukraine và sự đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tại thị trường châu Âu và châu Mỹ, sản phẩm thay thế cho cá tra đó là cá thịt trắng từ nước Nga, mà trong năm 2022 Nga bị cấm vận xuất khẩu do xâm chiến Ukraine, điều này dẫn đến các đơn hàng cá tra tăng mạnh khi nhiều thị trường chuyển mua từ cá thịt trắng sang cá tra. Khi nhu cầu về cá tra tăng cao đã dẫn đến giá cá tra tăng mạnh, đặc biệt là tại thị trường châu Mỹ và châu Âu.

Ngoài ra, trong năm 2022 Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh rất nghiêm ngặt, điều này đã làm cản trở quá trình xuất khẩu cá tra. Nắm bắt được nhu cầu đang tăng cao tại khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu do thiếu hụt các sản phẩm cá thịt trắng từ Nga, các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển dịch trọng tâm suất khẩu từ Trung Quốc sang thị trường châu Âu, Bắc Mỹ. Trong năm 2021, thị trường Trung Quốc đóng góp 45% trong cơ cấu doanh thu của IDI, nhưng đến năm 2022 thì tỷ lệ đóng góp đã giảm xuống còn 33%, thay vào đó tỷ trọng đóng góp vào doanh thu tại các thị trường châu Mỹ và châu Âu thì lại tăng lên.

Do bối cảnh vĩ mô ngành nghề thuận lợi, cho nên giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2022 đã đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay khoảng 2.4 tỷ USD.

Với sự thích ứng linh hoạt, thay đổi trọng tâm xuất khẩu từ thị trường Trung Quốc sang các khu vực có nhu cầu với giá bán cá tra cao hơn như châu Mỹ và châu Âu, đến năm 2022 lợi nhuận của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh. ANV tăng 140%, IDI tăng trưởng 114%, VHC tăng trưởng 70%.

Chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, cổ phiếu IDI đã tăng 187%.

Cổ phiếu ANV trong chu kỳ này tăng khoảng 140% trong 6 tháng.

Cổ phiếu VHC tăng 96% trong hơn 4 tháng.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ cần nắm bắt được sự vận động của vĩ mô và ngành nghề thì sẽ giúp cho NĐT đại hiệu suất đầu tư vượt trội trong vòng một thời gian ngắn.

3. Triển vọng 2024.

Trong năm 2023, giá cá tra nguyên liệu giảm liên tục, điều này đã khiến cho doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành có sự sụt giảm mạnh. Kỳ vọng trong năm 2024 khi mà FED hạ lãi suất 3 lần, nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trở lại, từ đó tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cá tra.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, giá cá tra nguyên liệu bắt đầu tăng trở lại, điều này thể hiện rằng nhu cầu về cá tra đang tăng lên.

Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng khoảng 31% doanh thu toàn ngành, do đó sự thay đổi nhu cầu tại quốc gia này sẽ có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng của ngành cá tra Việt Nam.

Xét riêng trong tháng 1/2024, sản lượng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng gấp 3.8 lần so với cùng kỳ. Với việc giá bán và sản lượng xuất khẩu cá tra đều tăng, kỳ vọng rằng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sẽ có sự tăng trưởng trong Q1.

Ngày 01/09/2023, Mỹ công bố kết quả xem xét về mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra phi lê của Việt Nam, ANV và VHC vẫn được hưởng mức thuế 0 USD/Kg, còn IDI thì có mức thuế giảm từ 2.39 USD/kg xuống chỉ còn 0.14 USD/kg, gần các doanh nghiệp khác trong ngành thì cũng có mức thuế giảm tự 2.39 USD/kg xuống 0.14 USD/kg. Mỹ là một thị trường có mức giá bán cá tra cao hơn so với các thị trường khác, cho nên khi mức thuế trung bình của các doanh nghiệp cá tra đã giảm xuống mức thấp hơn, kỳ vọng rằng các doanh nghiệp sẽ tìm cách để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm qua thị trường này.

4. Khuyến nghị.

Khi vĩ mô ngành nghề đủ tốt thì bất kỳ cổ phiếu nào cũng sẽ đem lại cho NĐT một tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng trong giai đoạn này đội ngũ ALIAS ưu tiên chọn cổ phiếu ANV, do ANV là do nghiệp tự chủ 100% trong chuỗi giá trị cung ứng và sản xuất cá tra, cho nên tại các chu kỳ ngành nghề tích cực thì lợi nhuận của ANV thường có mức tăng trưởng cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Hiện nay, ANV đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án khu nuôi trồng Bình Phú. Dự án này có quy mô hơn 600 ha với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, dự kiến khi khu nuôi trồng Bình Phú đi vào hoạt động thì sẽ giúp cho tổng kim ngạch xuất khẩu của Thuỷ sản Nam Việt tăng gấp đôi lên mức 250 – 300 triệu USD/năm.

NĐT có thể mua gom cổ phiếu ANV tại vùng giá 33 – 35.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm zalo tư vấn: https://zalo.me/g/izczrp899

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *