NAF – Nhỏ nhưng có võ.

Trong quá khứ, những siêu cổ phiếu đã tăng tăng cả nghìn phần trăm như VCS, PTB, … đều có đặc điểm chung đó là ngành nghề tăng trưởng, doanh nghiệp liên tục mở rộng quy mô để chiếm lĩnh thị phần và tìm cách để vươn ra quốc tế, … NAF đều đang hội tủ đủ những yếu tố này. NĐT hãy đọc bài phân tích bên dưới để hiểu rõ về kỳ vọng của doanh nghiệp.

1. Doanh thu tăng 12 lần, lợi nhuận tăng 110 lần chỉ trong 10 năm.

NAF đang kinh doanh các sản phẩm như hoa quả sấy, nước ép trái cây, nước ép cô đặc, … Trong đó, các sản phẩm liên quan đến chanh leo là trọng tâm của doanh nghiệp. Hiện nay, NAF đang chiếm 10% sản lượng xuất khẩu chanh leo toàn cầu.

Trong giai đoạn 2013 – 2023, doanh thu của NAF đã tăng gấp 12 lần, còn lợi nhuận thì tăng 110 lần. Năm 2019, International Finance Corporation (IFC) chính thức trở thành cổ đông chiến lược của NAF, điều này đã giúp cho kết quả kinh doanh của NAF ghi nhận sự tăng trưởng đột phá.

Trong năm 2024, NAF đặt kế hoạch doanh thu là 2.200 tỷ, lợi nhuận đạt 129 tỷ. Lũy kế 6T/2024, NAF hoàn thành 34% kế hoạch doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận.

2. Tạm biệt cổ đông chiến lược cũ để đi tìm đối tác đồng hành mới.

Hiện nay, International Finance Corporation (IFC) đang là cổ đông chiến lược của NAF và đang nắm giữ khoảng 24.44% cổ phần tại doanh nghiệp, số cổ phần này tồn tại dưới dạng cổ phiếu ưu đãi. Mỗi năm NAF đều phải trích khoảng 13.4 tỷ để trả cổ tức cho International Finance Corporation (IFC). Kể từ khi International Finance Corporation (IFC) trở thành cổ đông chiến lược của NAF từ 2019, tổ chức này đã yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết về việc người sáng lập phải duy trì tỷ lệ cổ phần luôn đạt ngưỡng chi phối và không được trả cổ tức bằng tiền để tập trung toàn bộ nguồn lực cho phát triển kinh doanh. Ngoài ra, IFC còn yêu cầu NAF phải bán đi các công ty liên doanh, liên kết nếu như không nâng tỷ lệ sở hữu lên trên ngưỡng 51%.

Do cảm thấy những yêu cầu từ phía IFC không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại nên NAF đã quyết định mua lại toàn bộ số cổ phiếu ưu đã phát hành cho IFC trong năm 2019. Giá mua lại sẽ được BLĐ NAF và IFC tự thỏa thuận với nhau, nhưng sẽ không dưới giá trị sổ sách, do đó mức giá tối thiểu mà NAF phải bỏ ra để mua 24.44% phần ưu đãi của IFC sẽ rơi vào khoảng 220 tỷ. Sau khi quá trình mua lại hoàn tất, IFC và NAF sẽ không còn liên quan với nhau nữa.

Trong năm 2023, NAF đã chi 282 tỷ để nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty CP thực phẩm Nghệ An và công ty CP thực phẩm Tây Bắc lên thành 99.99%. Điều này là thực hiện cam kết cuối cùng với IFC về vấn đền nâng tỷ lệ sở hữu đạt ngưỡng chi phối tại các công ty liên doanh, liên kết.

Trong năm 2024, NAF lên kế hoạch phát hành cổ phiếu cho các NĐT chứng khoán chuyên nghiệp, tổ chức uy tín và có tiềm lực tài chính, điều này là để tìm kiếm các cổ đông chiến lược mới phù hợp hơn sau khi IFC ra đi.

3. Vươn ra toàn cầu.

Trong 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 5.6 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ. Năm 2024, lĩnh vực xuất khẩu rau quả tiếp tục được kỳ vọng sẽ đạt kỷ lục mới, khi mà mới chỉ trong 8T/2024 giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt 4.6 tỷ USD.

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả trọng điểm của Việt Nam với tỷ trọng khoảng 65%.

Đầu T9/2024, Việt Nam chính thức được phép xuất khẩu chanh leo sang thị trường Mỹ. Theo ước tính của hiệp hội rau quả Việt Nam, giá trị xuất khẩu chanh leo sang thị trường Mỹ có thể đạt 50 – 100 triệu USD/Năm. Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành, đây là cơ hội lớn giúp cho NAF tăng trưởng tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tiếp theo.

Cũng trong T9/2024, chanh leo Việt Nam tiếp tục được cấp phép xuất khẩu sang Úc, điều này sẽ giúp cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của NAF ngày càng được mở rộng.

Xuất khẩu chiếm đến 90% doanh thu của NAF, do đó việc chanh leo Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang nhiều quốc gia sẽ giúp quy mô doanh thu của NAF tăng trưởng nhanh chóng. Ngoài ra, NAF đặt mục tiêu đến năm 2028, công ty sẽ phát triển lên tới 30.000 ha diện tích vùng trồng, với các loại quả chủ lực như chanh leo, thanh long, xoài, dứa, sầu riêng … Quy mô ngành nghề ngày càng mở rộng, kết hợp với việc doanh nghiệp liên tục đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, điều này sẽ giúp cho kết quả kinh doanh của NAF được kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai.

4. Khuyến nghị.

NAF là cổ phiếu có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, cổ phiếu này phù hợp để nắm giữ trong trung và dài hạn. Hiện nay, NĐT có thể mua gom NAF quanh vùng giá 20 – 21.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *