MSB – Nợ xấu tăng mạnh liệu có đáng lo.
1. Tăng trưởng tín dụng vượt trội hơn so với toàn ngành.
Trong Q1/2024, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam chỉ đạt mức 0.26%, nhưng tăng trưởng tín dụng của MSB là 4.66%, gấp 18 lần so với tăng trưởng của toàn ngành, điều này đã thể hiện rằng hoạt động tín dụng của MSB đang hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng khác.
2. CASA vẫn tăng trong một bối cảnh khó khăn.
Tại thời điểm kết thúc Q1/2024, CASA tại các ngân hàng gần như đều có sự sụt giảm, nhưng MSB là một trong số ít ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng của CASA (CASA của MSB đã tăng từ 26% trong Q4/2024 lên thành 29%). Theo quy định thì lãi suất phải trả cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn (CASA) không được phép vượt quá 1%/năm, do đó với việc ghi nhận CASA tăng trưởng và duy trì ở mức cao thì áp lực chi phí lãi của MSB phần nào sẽ giảm bớt khi so với các ngân hàng khác.
3. Chi phí lãi giảm mạnh.
Lãi suất huy động của MSB giảm liên tục trong cả năm 2023, nhưng đến Q1/2024 lãi suất huy động của ngân hàng này vẫn tiếp tục giảm.
Do lãi suất giảm nên điều này đã khiến cho chi phí lãi mà MSB phải trả cho các khoản huy động tiếp tục giảm trong Q1/2024, đây là quý thứ 3 liên tiếp chứng kiến chi phí lãi tại ngân hàng này giảm.
Với việc chi phí lãi liên tục giảm, điều này đã giúp cho biên lãi thuần của MSB tăng từ mức 52.1% tại Q4/2023 lên thành 55% trong Q1/2024.
3. Nợ xấu tăng mạnh – liệu có đang lo ngại ?
Tại cuối Q1/2024, nợ xấu tại MSB đã tăng từ mức 2.87% lên thành 3.18%, nợ xấu tăng nhưng bao phủ nợ xấu lại giảm xuống chỉ còn 53%.
Trong Q1/2024, tổng nợ xấu của MSB là 4.959 tỷ, con số nợ xấu này nhìn qua thì có vẻ là rất cao, nhưng lợi nhuận trước chi phí trích lập dự phòng mỗi quý của MSB là khoảng 2.000 tỷ, do đó trong trường hợp xấu nhất thì ngân hàng này chỉ cần hy sinh lợi 1 – 2 quý là tỷ lệ nợ xấu sẽ quay trở về ngưỡng an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, nếu các quý tiếp theo MSB đẩy mạnh trích lập thì chỉ cần nền kinh tế trong tương lai ấm dần trở lại, MSB hoàn toàn có thể được hoàn nhập lại các khoản dự phòng.
Vấn đề nợ xấu tăng mạnh trong Q1 không phải chỉ diễn ra ở mỗi MSB mà đây là xu hướng của cả ngành, do đó câu chuyện nợ xấu tại MSB không phải do vấn đề quản trị của ngân hàng này, đây là câu chuyện của nền kinh tế, cho nên chỉ cần nền kinh tế ấm dần trở lại thì nợ xấu của MSB sẽ quay đầu giảm.
4. Định giá.
P/B hiện tại của MSB là 0.86 lần thấp hơn 32% so với mức định giá P/B bằng 1.21 lần trung bình trong quá khứ.
Với chất lượng tài sản vẫn ở mức an toàn và không có quá nhiều rủi ro trong tương lai, do đó MSB hiện tại đang được định giá thấp hơn giá trị của thực sự của doanh nghiệp. Đội ngũ ALIAS đưa ra mức định giá hợp lý đối với cổ phiếu MSB là 21.000 VNĐ.
5. Khuyến nghị.
Trung bình ngành ngân hàng hằng năm đều tăng trưởng kép từ 10% – 20%, do đó xét trong dài hạn thì trên sàn chứng khoán không có ngành nào hấp dẫn như ngành ngân hàng. Trong ngắn hạn thì do vấn đề nợ xấu tăng mạnh nên đã làm cho vận động giá của các cổ phiếu ngành ngân hàng kém tích cực, nhưng khi nền kinh tế ấm dần trở lại thì dòng tiền sẽ quay trở lại để tìm kiếm cơ hội tại nhóm cổ phiếu này, đối các ngân hàng đang được định giá rẻ hơn so với trung bình ngành như MSB thì đây là cơ hội rất tốt để mua gom cổ phiếu. NĐT có thể mua gom quanh vùng giá 13 – 14.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/