MIG – Lợi thế khi là công ty con của MBB.

1. Hưởng lợi trực tiếp từ hệ sinh thái ngân hàng MBB.

Hiện nay, tính cả lượng cổ phần nắm giữ trực tiếp và gián tiếp thì MBB đang sở hữu trên 70% cổ phần của MIG. Ngoài ra, cổ phiếu MIG còn được đang nắm giữ bởi các tổ chức tài chính lớn như quỹ PYN Elite Fund, Vinacaptital – Vesaf, …

Với việc là công ty con của ngân hàng MB, do đó MIG được hưởng lợi trực tiếp từ hệ sinh thái của ngân hàng này. Ngoài ra, do ngân hàng MB có mối liên hệ chặt chẽ với quân đội, nên MIG cũng được hưởng lợi gián tiếp trong việc tiếp cận tập khách hàng trong hệ sinh thái của quân đội như Viettel. Hiện nay, MIG cũng đang tự mở rộng tệp khách hàng của mình bằng cách số hóa sản phẩm và hợp tác với các tập đoàn lớn như Masan, thế giới di động, MG, …

Nhờ việc dễ dàng tiếp cận với tệp khách hàng trên 20 triệu người sử dụng ngân hàng MB và 70 triệu người của hệ sinh thái Viettel, nên trong giai đoạn trước 2022, thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm gốc của MIG tăng lên liên tục. Trong năm 2023, do ngành bảo hiểm Việt Nam chịu tác động tiêu cực bởi câu chuyện khủng hoảng niềm tin, nên đến T3/2024 thị phần của MIG đã giảm xuống chỉ còn 6.5%. Trong dài hạn, với được hưởng lợi từ tệp khách hàng mới của MB và Viettel.

2. Tỷ lệ phí giữ lại có xu hướng giảm.

Tổng lợi nhuận gộp của MIG trong năm 2023 là khoảng 858 tỷ, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 564 tỷ, giảm 2.5%; lợi nhuận gộp từ hoạt động tài chính đạt 294 tỷ, tăng 82% so với năm 2022. Vậy sự tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023 của MIG là đến từ hoạt động tài chính.

Trong năm 2023, doanh thu phí bảo hiểm gốc của MIG là 4.678 tỷ, giảm 10%; doanh thu phí bảo hiểm thuần đạt 2.320 tỷ, giảm 14% so với cùng kỳ.

Trong giai đoạn hơn 5 năm trở lại đây, tỷ lệ chi phí giữ lại hay tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm thuần/doanh thu phí bảo hiểm gốc của MIG liên tục giảm qua các năm. Năm 2019, tỷ lệ phí giữ lại là 65.3%, nhưng đến Q1/2024 tỷ lệ giữ lại giảm xuống chỉ còn 41%.

Việc tỷ lệ phí giữ lại của MIG liên tục giảm là do quy mô vốn chủ của doanh nghiệp này chưa tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm. Theo Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ của hợp đồng bảo hiểm không được phép vượt quá 10% vốn chủ sở hữu, do đó khi quy mô vốn chủ chưa đáp ứng đủ yêu cầu về quản trị rủi ro thì công ty bảo hiểm sẽ phải nhượng tái bảo hiểm lại cho một bên khác.

Để nhằm đáp ứng yêu cầu về quản trị rủi ro, từ đó nhằm nâng cao tỷ lệ phí được giữ lại hơn, do đó tại đại hội cổ đông thường niêm năm 2024, MIG đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu. Cụ thể, MIG sẽ phát hành 25,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ phát hành là 15%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 15 cổ phiếu mới. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu của MIC sẽ được tự do chuyển nhượng.

3. Các chỉ số hoạt động ở mức tốt.

Biên khả năng thanh toán được xác định bằng giá trị thanh khoản của các tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ chia cho ước tính mức độ bồi thường trong tương lai. Trong năm 2023, biên khả năng thanh toán của MIG là 165%, tuy rằng có giảm so với năm 2023, nhưng đây vẫn là một biên khả năng thanh tương đối cao.

Tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại của MIG trong năm 2023 là 35%, tương ứng với cứ 100 đồng thu từ phí bảo hiểm thì trong tương lai giá trị ước tính mà MIG phải bồi thường cho khách hàng là khoảng 35 đồng. Bảo hiểm là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng việc MIG giữ tỷ lệ bồi thường ở quanh mức trên 30% – 35% trong nhiều năm thì điều này đã thể hiện rằng doanh nghiệp đang tương đối thận trọng trong quá trình thiết kế các sản phẩm.

Trong năm 2023, tỷ lệ chi phí kết hợp của MIG là 97%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu từ phí bảo hiểm thuần, sau khi trừ đi hết tất cả các chi phí thì MIG sẽ thu về được 3 đồng lợi nhuận. Do trong các giai đoạn trước đó, MIG tập trung vào chiến lược đẩy mạnh thị phần và mức độ nhận diện thương hiêu, nên tỷ lệ chi phí kết hợp luôn gần bằng so với doanh thu phí bán bảo hiểm thuần.

4. Khuyến nghị.

Sau thời gian dài tích lũy, MIG đã có 1 pha dòng tiền mua gom mạnh mẽ. NĐT có thể mua gom cổ phiếu MIG vùng giá 20 – 22, tỷ trọng khoảng 15%. Rủi ro lớn nhất của thị trường thời điểm hiện tại là khối ngoại liên tục bán ròng.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Tham gia nhóm tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *