LPB – Vượt đỉnh lịch sử.
1. Tình hình kinh doanh.
Trong Q4/2023, thu nhập lãi thuần của LPB đạt 3.346 tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ, điều này thể hiện hoạt động cho vay của ngân hàng đã bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại. Ngoài ra, trong Q4 vừa rồi LPB ghi nhận 1 khoản lợi nhuận đột biến từ hoạt động dịch vụ với giá trị 2.926 tỷ, tăng trưởng gấp 3.3 lần so với cùng kỳ, sự tăng trưởng đột biến này là do LPB ký hợp đồng hợp tác phân phối độc quyền bảo hiểm 15 năm với Dai-ichi Life, giá trị của thương vụ này là khoảng 2.000 tỷ.
2. Lãi suất giảm.
Trong 2023, lãi suất huy động tiền gửi bình quân đầu vào tại các ngân hàng liên tục giảm, điều này sẽ làm giảm chi phí huy lãi của các ngân hàng.
Lãi suất huy động của LPB trong giai đoạn vừa rồi đã bắt đầu giảm liên tục và đang thấp hơn cả mức lãi suất 5.7% hồi tháng 3/2021. Lãi suất huy động của LPB tại thời điểm tháng 2/2024 chỉ còn là 5%, với việc lãi suất huy động đầu vào đang giảm rất nhanh, từ đó giúp chi phí trả lãi trong các quý tới sẽ tiếp tục giảm hỗ trợ cho sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.
3. Nợ xấu và bao phủ nợ xấu cải thiện trong Q4/2023.
Trong Q4/2023, tỷ lệ nợ xấu của LPB giảm mạnh từ mức 2.79% xuống chỉ còn 1.34%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng từ 67% lên thành 94%. Với việc nợ xấu giảm, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng thì áp lực chi phí trích lập các quý sau của LPB sẽ ở một mức rất thấp, từ đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.
So với các ngân hàng khác thì nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu của LPB trong Q4 ở một mức rất an toàn. Nợ xấu của LPB là 1.34% thấp hơn cả con số nợ xấu 1.60% của MBB.
4. Chuyển hướng thành ngân hàng bán lẻ.
Tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân của LPB ngày càng tăng lên qua từng năm, điều này thể hiện rằng định hướng của LPB là đang dần chuyển sang tập trung vào mảng bán lẻ. Do ảnh hưởng bởi nền kinh tế khó khăn trong 2023, cho nên tỷ trọng cho vay khách hàng của LPB giảm từ 50% xuống 46%, nhưng khi nền kinh tế phục hồi trở lại thì nhóm khách hàng cá nhân sẽ là nhóm có sự tăng trưởng nhanh nhất.
5. Tìm cổ đông ngoại trong 2024.
Trong các năm qua LPB liên tục tăng vốn điều lệ, điều này sẽ giúp tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng tăng lên một mức cao hơn, từ đó hỗ trợ cho việc tăng room tín dụng được cấp.
Trong năm 2024, LPB đang lên kế hoạch phát hành cho cổ đông nước ngoài 300 triệu cổ phiếu, tương ứng với 11.7% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Cơ cấu cổ đông của LPB rất loãng, cho nên khi có sự tham gia của cổ đông ngoại thì điều này sẽ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Cổ phiếu ngành ngân hàng ở Việt Nam luôn được các quỹ ngoại ưa thích vì Việt Nam vẫn đang là quốc gia tăng trưởng mạnh.
6. Khuyến nghị.
Kỳ vọng sau khi tìm được cổ đông ngoại có tiềm lực tài chính và khả năng quan trị tốt thì LPB sẽ ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, do đó đội ngũ ALIAS đưa ra mức P/B hợp lý cho LPB ở mức 1.3 lần, tương ứng với đó định giá của cổ phiếu sẽ là 21.700 đồng, upside 26%.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/