Lịch sử ngành cao su 20 năm – Kỳ vọng 2024 cổ nào sẽ bứt phá.
1. DRC – Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên thị trường 2009.
Trải qua khủng hoảng kinh tết năm 2008, kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục làm cho nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tăng cao. Nhu cầu nhập khẩu cao su để sản xuất săm lốp ô tô của Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc đều tăng cao, làm cho giá cao su bước vào đà tăng mạnh mẽ từ năm 2009.

Nhờ ký được hợp đồng mua giá cao su giá thấp khi giá cao su vẫn ở vùng đáy, khi giá bán cao su tăng cao, lợi nhuận DRC năm 2009 tăng gấp 7.7 lần so với năm 2008. Đây là 1 trong những doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong năm đó.

Không phải SJS, không phải NTL, DRC mới là cổ phiếu tăng mạnh nhất ở trên thị trường. Chỉ trong 6 tháng, từ tháng 3 – tháng 9/2009, cổ phiếu DRC đã tăng 950%.

Một số doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ giá cao su tăng như PHR, lợi nhuận 2010 tăng gấp đôi so với 2009.

Lợi nhuận của DPR cũng tăng mạnh giai đoạn 2009 – 2011.

2. Đại gia giàu nhất Việt Nam sa lầy.
Giá cao su tăng mạnh, nhiều dự đoán cho thấy nhu cầu sử dụng cao su toàn cầu sẽ ổn định trong các năm tiếp theo, với vị thế là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, bầu Đức đã nhìn ra được cơ hội kinh doanh cực lớn đến từ việc trồng cao su.

Sau khi gặt hái được thành công từ mảng BĐS trước năm 2009, Bầu Đức đã dồn lực cho mảng cao su với kỳ vọng mảng sản xuất sẽ mang lại dòng tiền và lợi nhuận ổn định hơn so với BĐS. Trong năm 2012 HAGL đã vay nợ lên tới 16.131 tỷ để phục vụ cho việc phát triển mảng cao su một cách bài bản.

Nhưng có 1 điều, bầu Đức nhìn ra được tiềm năng thì nhiều doanh nghiệp khác ở trên thế giới cũng nhìn ra được. Giá cao su tăng mạnh từ 2005 tới 2011 làm cho nhiều nước mở rộng diện tích trồng cao su. Myanmar đã tăng 431 ngàn ha, Việt Nam tăng 423 ngàn ha, Trung Quốc tăng 224 ngàn ha, Lào tăng 223 ngàn ha, Campuchia tăng 167 ngàn ha, Thái Lan tăng 124 ha và Ấn Độ tăng 112 ngàn ha.

Khi nguồn cung tăng mạnh mà nhu cầu lại không tăng tương ứng, nguyên lý tất yếu là giá sẽ giảm mạnh. Và chuỗi ngày khủng hoảng của HAGL đã bắt đầu từ đây.
3. Bài học rút ra.
Trong quá trình kinh doanh đầu tư, cần đánh giá kỹ về chu kỳ của ngành nghề và vĩ mô của ngành nghề trong tương lai. Nhiều đại gia giàu lên từ khủng hoảng và nhiều đại gia cũng giàu lên từ đà tăng của sóng ngành. Đặc điểm chung đó là họ kinh doanh hoặc đầu tư vào các ngành mà tương lai tốt hơn hiện tại, càng lâu thì càng tốt.
Đấy cũng là triết lý đầu tư của đội ngũ ALIAS.
“Tiềm năng là chưa đủ, bạn cần đi tìm những tiềm năng vượt trội ở trên thị trường.“
Trịnh Hoàn ALIAS
4. Doanh nghiệp cao su chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Kể từ năm 2017, nguồn vốn FDI liên tục đổ vào Việt Nam, chiến tranh thương mại Mỹ Trung 2019 đã đẩy mạnh quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam. Khi nhìn thấy tiềm năng từ mảng cho thuê BĐS KCN, các doanh nghiệp cao su đã chuyển đổi đất trồng cao su sang và thu về lợi nhuận tốt hơn, đặc biệt là ở khu vực Bình Dương.
Lãi gộp từ mảng BĐS KCN của PHR tăng gấp 10 lần từ 2017 – 2019. PHR trở thành 1 trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất trên thị trường năm 2019.

Thị trường chứng khoán 2019 ảm đạm, nhưng những doanh nghiệp được hưởng lợi từ BĐS KCN đều bật tăng mạnh mẽ.

Lãi gộp từ mảng BĐS KCN của GVR cũng tăng gần 3 lần khi Bình Dương điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI giai đoạn 2018 – 2019.

5. Tiềm năng ngành cao su 2024.
Trong năm 2024, Thái Lan -quốc gia xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết và sâu bệnh, có thể làm cho nguồn cung bị thiếu hụt. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tiêu thụ ô tô trong năm nay, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cao su để sản xuất lốp xe và các sản phẩm khác tăng lên. Việc Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su sẽ là động lực tăng giá cao su toàn cầu. Trong khi, gần 80% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam là được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngành cao su Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu từ 3,3-3,5 tỷ USD trong năm 2024.
Theo tổng cục hải quan, xuất khẩu cao su tháng 1/2024 tăng 92.6% về khối lượng và 99.8% về giá trị. Chưa kể giá cao su đã tăng khoảng 20% trong những tháng đầu năm 2024. Khủng hoảng kinh tế qua đi, giá nguyên vật liệu sẽ bước vào 1 chu kỳ tăng giá ổn định, tương tự như thời điểm giá nguyên vật liệu tạo đáy năm 2008 sau đó đều bật tăng mạnh.

6. Cổ phiếu được hưởng lợi tốt nhất.
GVR đang là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất toàn ngành cao su, tổng doanh thu cao vượt trội so với các cổ phiếu khác nên sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất.

7. Tiềm năng BĐS KCN.
GVR sỡ hữu 290.000 ha quỹ đất cao su trên cả nước. Theo định hướng của ban lãnh đạo thì giai đoạn từ nay đến 2025, sẽ chuyển đổi khoảng 7000 – 8000 ha đất cao su sang KCN, còn tới 2030 là khoảng 40.000 Ha và trở thành doanh nghiệp có quỹ đất KCN lớn nhất cả nước.

Quỹ đất BĐS KCN đang ngày càng khan hiếm trong khu vực phía nam, tỷ lệ lấp đầy của TP HCM, Bình Dương đều trên 95%. Chính vì thế các doanh nghiệp có quỹ đất KCN tiềm năng sẽ được hưởng lợi lớn.

Link bài phân tích GVR:
Link bài phân tích BĐS KCN:
8. Khuyến nghị.
Sau khi đánh giá 2024 sẽ là 1 năm tiềm năng cho các doanh nghiệp cao su. Đội ngũ ALIAS đã phân tích và khuyến nghị NĐT tham gia mua cổ phiếu GVR.


Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/
Video phân tích: