Lịch sử ACB và kỳ vọng tăng trưởng 2024 – 2026.

1. Giai đoạn 2012 – 2018: Bầu Kiên bị bắt và quá trình xử lý nợ xấu.

I. Toàn cảnh vụ án bầu Kiên.

Trước 2012, với cương vị là thành viên hội đồng sáng lập của ACB, bầu Kiên đã tận dụng quyền lực và sức ảnh hưởng của bản thân để tìm cách rút tiền tại ngân hàng này nhằm phục vụ cho các mục đích cá nhân. Cụ thể, ông đã thành lập nhiều công ty, sau đó dùng danh nghĩa của những công ty này để vay tiền tại ACB, với số tiền huy động trái phép từ ACB, bầu Kiên đã dùng để mua cổ phiếu của nhiều ngân hàng và góp vốn, mua cổ phần tại nhiều công ty khác nhau.

Chiều tối 20/08/2012, bầu Kiên bị bắt để phục vụ cho điều tra của các cơ quan chức năng. Đến cuối 2012, tổng dự nợ 6 công ty liên quan đến bầu Kiên tại ACB là 8.667 tỷ, tương đương 8.6% dự nợ cho vay của ACB.

Do bầu Kiên đã sử dụng số tiền chiếm đoạt được tại ACB để kinh doanh trái phép và thua lỗ, nên điều này làm cho nợ xấu của ACB trong năm 2012 đã bật tăng rất mạnh, từ mức 0.89% tăng lên thành 2.5%.

Sau khi có thông tin bầu Kiên bị bắt, người dân ồ ạt đến rút tiền gửi tại ACB. Tại thời điểm đó ACB là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, nếu ngân hàng này mất thanh khoản thì hệ lụy đến nền kinh tế sẽ rất lớn, do đó tại cuối 2012 NHNN đã liên tục bơm thanh khoản cho ACB. Ngoài ra, chỉ trong 2 năm từ 2011 – 2013, ACB đã rút hơn 74 nghìn tỷ tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng để xử lý thanh khoản của vụ việc bầu Kiên.

Chính vì người dân đi rút tiền ồ ạt tại ACB, cho nên ngay trong năm mà bầu Kiên bị bắt thì tổng tài sản của ACB đã sụt giảm hơn 37%, từ mức 281 nghìn tỷ xuống chỉ còn 176 nghìn tỷ.

II. Quá trình xử lý hậu quả.

Trước năm 2014, lạm phát của Việt Nam ở mức cao và có sự biến động rất mạnh qua từng năm. Nhưng kể từ sau 2014, lạm phát đã giảm xuống mức hợp lý và duy trì sự ổn định trong các năm tiếp theo.

Khi lạm phát ở mức cao thì người dân sẽ có xu hướng đi tìm các tài sản trú ẩn thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đối với ngân hàng ACB thì trong năm 2012, 2013 ngoài việc phải chịu ảnh hưởng do bối cảnh lạm phát cao, ngân hàng ngày còn gặp phải tình trạng khủng hoảng niềm tin từ vụ việc bầu Kiên bị bắt. Phải đến 2014, khi lạm phát đã giảm xuống mức hợp lý và vụ việc bầu Kiên dần lắng xuống thì tiền gửi khách hàng tại ACB mới bắt đầu ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trở lại.

Kể từ sau 2013, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi đi lên từ đáy. Trong khoảng thời gian từ 2014 – 2019, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức rất ổn định trong khoảng trên 6% – 7%/năm.

Khi nền kinh tế phục hồi, các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình thường, điều này sẽ giúp cho tín dụng của ngân hàng tăng trưởng trở lại. Trong năm 2012, 2013, do chịu ảnh hưởng bởi hậu bóng bóng BĐS và câu chuyện bầu Kiên bị bắt nên tín dụng tại ACB gần như là đi ngang, nhưng đến 2014, khi nền kinh tế ấm dần trở lại thì tín dụng tại ACB bắt đầu ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Ngoài ra, khi nền kinh tế phục hồi, các hoạt đống sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường thì chất lượng nợ tại các ngân hàng sẽ ngày càng tốt lên và tốc độ thu hồi nợ xấu sẽ nhanh hơn. Do đó, sau khi nợ xấu của ACB đạt đỉnh trong 2013, thì đến 2014 nợ xấu của ngân hàng này đã giảm liên tục. Ngoài việc vĩ mô hỗ trợ tích cực thì câu chuyện nợ xấu của ACB giảm nhanh trong giai đoạn 2013 – 2017 còn đến từ nền tảng quản trị rủi ro ở mức rất tốt của ngân hàng này.

Trong năm 2012 – 2016, lợi nhuận của ACB ở mức thấp là vì phải trích lập cho các khoản nợ xấu từ cuộc khủng hoảng BĐS trong giai đoạn trước và nợ xấu do bầu Kiên gây ra. Nhưng đến 2017, khi tín dụng tăng trưởng mạnh, ACB đã dùng hơn 50% lợi nhuận trước trích lập dự phòng để xử lý toàn bộ nợ xấu tại 6 công ty liên quan đến bầu Kiên và trái phiếu VAMC.

III. Năm 2018 – Tăng trưởng mạnh sau khi xử lý xong nợ xấu.

Do trong năm 2017, ACB đã dành phần lớn lợi nhuận để xử lý hết nợ xấu tồn đọng trong giai đoạn trước đó, nên kể từ năm 2018 ngân hàng này phải chỉ còn phải trích lập dự phòng ở mức thấp. Khi không còn phải trích lập dự phòng quá nhiều nữa thì lợi nhuận của ACB đã ghi nhận sự tăng trưởng đột biến, lợi nhuận trong 2018 đạt 5.137 tỷ, tăng gấp 2.4 lần so với 2017.

Giá cổ phiếu luôn phản ánh trước sự kỳ vọng, cho nên khi có thông tin ACB sẽ xử lý xong trái phiếu VAMC và nợ xấu do bầu Kiên gây ra thì giá cổ phiếu đã tăng 109% trong 2017. Đến 2018, sau khi xử lý xong nợ xấu, kết hợp với sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế, điều này đã giúp cho giá cổ phiếu ACB tiếp tục tăng thêm 55% chỉ trong 4 tháng đầu năm 2018.

2. Giai đoạn 2020 – 2022: Hưởng lợi từ chu kỳ lãi suất rẻ.

Bắt đầu tư tháng 3/2020, NHNN hạ lãi suất điều hành để hỗ trợ cho nền kinh trong giai đoạn xảy ra đại dịch Covid 19, điều này đã kéo theo lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và ngân hàng ACB nói riêng liên tục giảm.

Khi lãi suất huy động giảm, nhưng lãi suất cho vay ra nền kinh tế chưa giảm một cách tương ứng thì điều này sẽ dẫn đến NIM tăng lên. NIM chính là sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, do đó khi NIM càng cao thì ngân hàng càng được hưởng lợi. Kể từ năm 2020 – 2022, do môi trường lãi suất thấp nên NIM của ngân hàng ACB đã ghi nhận sự tăng trưởng liên tục.

Khi NIM ngày càng tăng lên, kết hợp với sự tăng trưởng tín dụng tích cực, điều này đã giúp cho thu nhập lãi thuần của ACB trong giai đoạn 2020 – 2021 tăng trưởng liên tục.

Do sự tăng trưởng mạnh mẽ từ hoạt động kinh doanh, kết hợp với sự tích cực của thị trường chứng khoán, cho nên từ 2020 – 2021 cổ phiếu ACB đã tạo ra một cơn sóng tăng 280%.

Ngoài ra, chiến lược điều hành của BLĐ ACB rất linh hoạt và có tầm nhìn, khi mà ACB đã đẩy mạnh trích lập trong những thời điểm thuận lợi của ngành nghề như trong năm 2021, do đo điều này sẽ giúp tại những thời điểm khó khăn của ngành nghề như 2023, ACB sẽ trích lập ít hơn và từ đó vẫn sẽ ghi nhận sự tăng trưởng lợi nhuận. BLĐ của ACB đã nhận ra được một điều rằng, tất cả ngành nghề đều có tính chu kỳ, đối với ngành ngân hàng thì sau giai đoạn tăng trưởng mạnh thì sau đó sẽ đi kèm với việc nợ xấu tăng trong các năm tiếp theo, do đó việc BLĐ ACB đẩy mạnh trích lập tại thời điểm thuận lợi nhuận thì điều này sẽ là bộ đệm để duy trì sự tăng trưởng ổn định cho ngân hàng tại những thời điểm khó khăn của ngành nghề.

3. Chu kỳ tăng trưởng mới 2024 – 2026.

Bắt đầu từ tháng 3/2023, NHNN liên tục hạ lãi suất điều hành, điều này là nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Từ nửa cuối 2023, lãi suất huy động tại ACB bắt đầu giảm, điều này sẽ tác động tích cực đến ngân hàng khi làm giảm chi phí lãi phải trả cho các khoản tiền gửi.

Bắt đầu từ Q1/2023, nợ xấu của ACB đang trong xu hướng tăng liên tục. Việc nợ xấu tăng liên tục là do nền kinh tế diễn biến kém tích cực sau giai đoạn hậu covid 19, các hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, … điều này đã làm giảm chất lượng của các khoản tín dụng, do đó nợ xấu của toàn ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng đã tăng liên tục trong hơn 1 năm vừa rồi. Nhưng đến Q1/2024, tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ là 1.45%, thấp hơn rất nhiều khi so với tổng nợ xấu toàn ngành là 2.23%.

Tốc độ tăng trưởng GDP dự phóng của Việt Nam trong 2024 là khoảng 6.5%, kỳ vọng rằng bắt đầu từ 2024 nền kinh tế Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định mới. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định trở lại, điều này sẽ giúp cho chất lượng các khoản tín dụng tốt lên và tốc độ thu hồi nợ xấu sẽ nhanh hơn, do đó sau giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng trong thời điểm hiện tại thì phí trước chính là một chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.

Khi lãi mặt bằng lãi suất ở mức thấp, nền kinh tế tăng trưởng ổn định trở lại, nợ xấu vẫn kiểm soát ở mức tốt trong một bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành, điều này đã giúp cho giá cổ phiếu ACB vượt đỉnh lịch sử và tăng hơn 30% từ đầu năm 2024.

4. Định giá.

Qua phân tích, đánh giá chất lượng tài sản và triển vọng tăng trưởng, đội ngũ ALIAS định giá cổ phiếu ACB quanh mức 36.800 – 37.440 (VNĐ), tương ứng với đó mức Upside khoảng 30% – 32%

5. Khuyến nghị.

Ngày 09/01/2024, đội ngũ ALIAS đã khuyến nghị khách hàng mua gom cổ phiếu ACB tại vùng giá 24 – 25, đến hiện tại cổ phiếu ACB đã đem lại mức sinh lợi khá là tốt cho khách hàng của ALIAS.

Gần đây, trong nhịp điều chỉnh của thị trường vừa rồi, đội ngũ ALIAS đã khuyến nghị cho khách hàng tiếp tục mua gom cổ phiếu ACB quanh vùng giá 27.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *