Kỳ vọng của họ cổ phiếu Viettel (VGI, CTR, VTP).
1. Kỳ vọng đối với cổ phiếu VGI.
I. Hết khấu hao tài sản.
Năm 2023, lợi nhuận gộp của VGI đạt 14.268 tỷ, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, đây là con số kỷ lục từ trước tới nay của doanh nghiệp.
Tính đến cuối Q2/2024, tài sản cổ định của VGI khoảng 7.125 tỷ. Mỗi năm VGI trích lập khấu hao tài sản cố định trên 3.000 tỷ, do đó ước tính đến hết 2025 doanh nghiệp sẽ khấu hao hết tài sản cổ định, từ đó sẽ giúp cho lợi nhuận gộp tăng thêm 3.000 tỷ.
II. Sắp xử lý xong toàn bộ các khoản nợ xấu và phải thu khó đòi.
Hiện nay, tổng giá trị nợ xấu và các khoản phải thu chậm thanh toán từ các công ty con và đối tác của VGI là khoảng 18.465 tỷ. Nợ xấu và khoản phải thu chậm thanh toán của VGI chủ yếu đến từ các công ty ở nước ngoài như Viettel Camerrom và Myanmar National Tele. Đối với khoản nợ xấu và phải thu khó đòi của Viettel Camerrom thì VGI đã trích lập xong, còn khoản phải thu khó đòi và nợ chậm trả của Myanmar Nationl Tele thì VGI đã trích lập được gần 80%. Việc xuất hiện nhiều khoản nợ xấu hoặc là khoản phải thu khó đòi là rủi ro khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp quy mô toàn cầu như VGI.
Tính đến cuối Q2/2024, VGI đã chi 15.809 tỷ để trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và phải thu khó đòi (Tương đương 85%). Các khoản phải thu khó đòi và nợ chậm trả liên quan đến Myanmar National Tele không hẳn là nợ xấu, nhưng do tình hình bất ổn chính trị tại Myanmar nên VGI phải trích lập dự phòng theo nguyên tắc thận trọng. Hiện nay, do Myanmar đang thiếu USD nên quá trình trả nợ của Myanmar National Tele đối với VGI chậm hơn dự kiến. Ước tính trong 5 – 6 năm tiếp theo, VGI sẽ thu hồi hết nợ liên quan đến Myanmar National Tele, khi đó doanh nghiệp sẽ được hoàn nhập hơn 10 nghìn tỷ.
Giá trị mà VGI phải trích lập cho các khoản nợ xấu và phải thu khó đòi trong cả năm 2024 là 4.561 tỷ, dự kiến VGI sẽ xử lý xong khoản mục này trong năm nay. Bắt đầu kể từ 2025, VGI sẽ không còn phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và phải thu khó đòi nữa, từ đó giúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 4.000 tỷ.
Trước đó, đội ngũ ALIAS đã có bài phân tích rất chi tiết về cổ phiếu VGI, NĐT hãy đọc bài phân tích sau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của cổ phiếu: https://alias.vn/phan-tich-bctc-q2-2024-co-phieu-vgi/
2. Kỳ vọng của cổ phiếu CTR.
I. Mảng hạ tầng cho thuê – hưởng lợi trực tiếp từ sóng 5G.
Trong tất cả các mảng kinh doanh của CTR thì hạ tầng cho thuê cho là mảng có hiệu quả kinh doanh ở mức cao nhất với mức biên lãi gộp giao động quanh ngưỡng 30%. Hiện nay, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 5% trong cơ cấu doanh thu, nhưng mảng hạ tầng cho thuê chính là mảng mang lại nhiều sự kỳ vọng nhất cho CTR.
Mảng hạ tầng cho thuê của CTR bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2020, kể từ đó cho đến nay kết quả kinh doanh của mảng này ghi nhận sự tăng trưởng liên tục.
Mảng hạ tầng cho thuê của CTR chính là cho đối tác thuê lại các trạm BTS (Trạm phát sóng) mà doanh nghiệp sở hữu. Tính đến T6/2024, CTR sở hữu khoảng 7.400 trạm BTS, mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt 21.975 trạm BTS, tương ứng gấp khoảng 3 lần so với hiện tại.
So với các quốc gia đã thương mại hóa 5G thì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ dùng chung trạm phát sóng ở mức thấp nhất. Bộ TT&TT đã ra chỉ thị, chủ trương yêu cầu các nhà mạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng nhằm tiết kiệm nguồn lực, tránh lãng phí, điều này sẽ giúp tăng doanh thu tại mỗi trạm phát sóng, từ đó giúp cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh trong mảng trạm BTS như CTR.
Giá cho thuê trạm BTS của Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp khi so với các quốc gia khác, điều này giúp cho giá cho thuê trạm BTS vẫn còn nhiều dự địa tăng trưởng.
Trước đó, đội ngũ ALIAS đã có bài phân tích rất chi tiết về cổ phiếu CTR, NĐT hãy đọc bài phân tích sau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của cổ phiếu: https://alias.vn/ctr-huong-loi-tu-song-5g/
3. Kỳ vọng của cổ phiếu VTP.
I. Loại bỏ mảng kinh doanh không hiệu quả.
Kết quả kinh doanh của VTP được cấu thành bởi 2 mảng kinh doanh, đó là bán hàng và chuyển phát, logistics. Năm 2020, VTP nhận 300.000 điểm bán từ Viettel Telecom, điều này đã giúp cho doanh thu mảng bán hàng của doanh nghiệp tăng trưởng đột biến (Chủ yếu đến từ việc bán thẻ cào điện thoại).
Tuy rằng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu, nhưng mảng bán hàng lại đóng góp tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận gộp của VTP. Gần như toàn bộ lợi nhuận gộp của VTP là đến từ mảng chuyển phát và logistics.
Trong 2 mảng kinh doanh của VTP thì mảng chuyển phát và logistics có hiệu quả kinh doanh tốt nhất, còn hiệu quả kinh doanh của mảng bán hàng ở mức rất thấp với biên lãi gộp chỉ là 0.1%. Hiện nay, VTP đang dần thu hẹp và tiến tới loại bỏ hoàn toàn mảng bán hàng để tập trung toàn bộ nguồn lực vào mảng chuyển phát và logistics.
II. Dư địa tăng trưởng của ngành còn nhiều.
Hiện nay, VTP đang sở hữu hơn 2.000 bưu cực chuyển phát, chỉ đứng sau VNPost. Việc sở hữu nhiều bưu cục chuyển phát giúp doanh nghiệp có độ bao phủ ở mức cao, từ đó mang đến lợi thế về phạm vi hoạt động và ưu thế trên thị trường giao hàng liên tỉnh.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam liên tục tăng trưởng qua các năm, trung bình đạt khoảng 20% – 30%/năm, điều này sẽ làm tăng nhu cầu về chuyển phát và logistics.
Trong giai đoạn gần đây, VTP liên tục đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng mới để thích nghi được với bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành. Ngày 17/01/2024, VTP khai trương tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên của Việt Nam. Tổ hợp này gồm 40 cổng xuất/nhập hàng, gần 1.200 cổng chia, công suất xử lý lên đến 1.400.000 bưu phẩm/ngày, tăng 40% so với trước đây, giúp nâng mức chịu tải toàn hệ thống VTP lên 4.000.000 bưu phẩm/ngày, tương đương đáp ứng 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam. Tỉ lệ sai sót của tổ hợp gần như bằng 0, rút ngắn thời gian chuyển phát toàn trình từ 8-10 giờ, tăng 3.5 lần sản lượng. Nhờ tự động hoá, tổ hợp cũng giúp tối ưu 60% chi phí nhân sự.
Bên trong tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh có Viettel Post có rất ít sự hiện diện của con người.
Trước đó, đội ngũ ALIAS đã có bài phân tích rất chi tiết về cổ phiếu VTP, NĐT hãy đọc bài phân tích sau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của cổ phiếu: https://alias.vn/phan-tich-co-phieu-vtp/
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/