KSV – Lợi nhuận tăng trưởng đột biến.
1. Lợi nhuận tăng trưởng đột biến.
KSV là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoán sản, kim loại màu, các sản phẩm chủ yếu của KSV là đồng cathode, kẽm thỏi, bạc thỏi, vàng thỏi, … Với lợi thế là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước, nhìn chung các sản phẩm của KSV có tính độc quyền rất cao.
Trong Q2/2024, doanh thu của KSV gần như là đi ngang so với cùng kỳ, nhưng do giá vốn giảm khoảng 14%, điều này đã giúp cho lợi nhuận gộp tăng từ 190 tỷ lên thành 832 tỷ, biên lãi gộp cũng tăng từ 5.9% lên thành 25%. Sau khi trừ đi các khoản thu nhập và các chi phí khác, lợi nhuận sau thuế của KSV đạt 493 tỷ, tăng mạnh so với mức lỗ 24 tỷ trong cùng kỳ.
Nguyên nhân lợi nhuận của KSV tăng đột biến là do giá bán bình quân các sản phẩm tăng mạnh. Cụ thể, giá bán vàng trong Q2/2024 đạt hơn 1.6 tỷ đồng/kg, tăng 351 triệu đồng/kg; giá bán đồng tấm đat 230 triệu đồng/tấn, tăng 31 triệu đồng/tấn; giá bán bạc đạt 16.1 triệu đồng/kg, tăng 2.8 triệu đồng/kg; giá bán tinh quặng Manhetit đạt 1.5 triệu đồng/tấn, tăng 0.6 triệu đồng/tấn.
2. Cổ phiếu lưu hành thấp nên rất dễ tăng trần khi có dòng tiền lớn tham gia.
Hiện nay, nhà nước đang nắm giữ khoảng 98.06% cổ phần tại KSV, do đó chỉ có khoảng hơn 1% lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường.
Trước đó, thanh khoản của cổ phiếu KSV gần như không có, cho nên chỉ cần có dòng tiền lớn tham gia thì cổ phiếu rất dễ tăng trần. Thời điểm KSV bắt đầu tăng trần chính là lúc doanh nghiệp công bố BCTC Q2/2024 tăng trưởng lợi nhuận đột biến.
3. Nắm giữ gần 10% trữ lượng đất hiếm toàn cầu.
Năm 1992, Đặng Tiểu Bình (Lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1997) đã từng nói: “Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”. Hiện nay, đất hiếm là nguồn tài nguyên quan trọng không thua kém gì dầu mỏ, thậm trí trong tương lai gần vị thế của đất hiếm chắc chắn sẽ vượt qua cả dầu mỏ. Năm 2010, do xảy ra xung đột liên quan đến lãnh thổ nên Trung Quốc đã cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, điều này làm cho nền công nghiệp của nước này gặp rất nhiều khó khăn. Đây là minh chứng cho tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của đất hiếm.
Đất hiếm là nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ cao, quân sự, y tế, nông nghiệp, năng lượng… Do có tính ứng dụng cao nên đất hiếm được xếp vào là “Vũ khí chiến lược quốc gia”.
Việt Nam là quốc gia có trữ lượng đất hiếm đứng thứ 2 trên thế giới với khoảng 22 triệu tấn.
Hiện nay, KSV đang sở hữu gián tiếp mỏ đất hiếm Đông Pao thông qua việc nắm giữ 55% cổ phần của công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu – Vimico. Trữ lượng đất hiếm toàn cầu là 120 triệu tấn, mỏ đất hiếm Đông Pao của KSV có trữ lượng khoảng 11.3 triệu tấn, tương đương gần gần 10% trữ lượng đất hiếm toàn cầu. Trước đó, mỏ đất hiếm Đông Pao đã được phê duyệt chủ trương đầu tư từ 2014, nhưng do đối tác Nhật Bản dừng hợp tác nên KSV không có công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cho nên kể từ đó đến nay tiến độ dự án vẫn gần như nằm im.
Công nghệ khai thác đất hiếm được coi như là bí mật quốc gia và không được phép chuyển giao. Hiện nay, chỉ có một số ít quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Úc, … là sở hữu công nghệ tinh chế, khai thác đất hiếm. Với việc khó tiếp cận công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm, cho nên thời gian mỏ Đông Pao đi vào hoạt động sẽ chậm hơn dự kiến.
4. Khuyến nghị.
KSV là cổ phiếu có tiềm năng lớn ở trong tương lai mà ít doanh nghiệp nào có được, lợi nhuận Q2 tăng trưởng đột biến cho thấy giá trị tài nguyên ngày càng quan trọng. NĐT có thể chủ động đưa ra quyết định đầu tư đối với cổ phiếu này.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/