KSB đã bị rút ruột như thế nào ?

Từng là một cổ phiếu được nhiều NĐT săn đón, sau 8 năm kể từ lúc nhà nước thoái vốn, liệu KSB còn lại gì ?

1. Cổ phiếu tài chính mạnh nhất thị trường.

KSB là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực khai thác đá của Việt Nam, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước. Một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam thì các công trình lớn như cao tốc, hạ tầng giao thông, nhà cao tầng… được đẩy mạnh triển khai, từ đó khiến cho nhu cầu sử dụng đá cũng rất lớn. Đây là lý do giúp cho KSB luôn có kết quả kinh doanh rất ổn định.

Từ 2016, mảng khai thác đá mang lại lợi nhuận hằng năm cho KSB trung bình trên 200 tỷ sau thuế. Vốn chủ của KSB năm 2016 là 609 tỷ, tức ROE năm 2016 của doanh nghiệp lên tới 34%. Rất ít có doanh nghiệp nào đạt được mức hiệu quả sinh lời lớn như vậy. Đây chính là lý do khiến cho KSB tăng mạnh giai đoạn 2016 – 2017.

Không chỉ hoạt động kinh doanh hiệu quả, KSB gây ấn tượng mạnh với NĐT trên sàn chứng khoán vì nợ vay của doanh nghiệp bằng 0. Hiếm có doanh nghiệp nào có tình hình tài chính tốt như vậy.

2. Tài sản trở nên rất xấu.

SCIC bắt đầu thoái vốn khỏi KSB từ 2016, nhóm DRH Holding là bên đứng ra thâu tóm, nhưng có điều khó hiểu ở đây là SCIC đã thoái toàn bộ 50.5% cổ phần tại KSB với giá trị là 440 tỷ đồng, tương ứng với mức định giá của cả doanh nghiệp là 875 tỷ. Khá rẻ cho mức sinh lời vượt trội của KSB. Từ sau khi rơi vào nhóm DRH Holding thì tình hình tài chính của KSB ngày càng xấu đi, doanh nghiệp bắt đầu gia tăng nợ vay và có những khoản phải thu bất thường.

Cụ thể từ năm 2017 tới năm 2018 thì phải thu của KSB tăng từ 237 tỷ lên 1498 tỷ. Nợ vay từ con số 0 tăng lên 612 tỷ. Đây là những dấu hiệu đáng lo ngại cho tài sản của KSB từ khi bị tư nhân chi phối.

3. Kết quả kinh doanh tốt nhưng cổ phiếu vẫn cách xa đỉnh cũ.

KSB vẫn duy trì lợi nhuận đều đặn vài trăm tỷ mỗi năm, nhưng đi cùng với đó các khoản phải thu cũng tăng tương ứng, điều này khiến NĐT lo ngại cổ phiếu KSB đang bị ban lãnh đạo rút ruột. Tới Q3/2024, các khoản phải thu của KSB chiếm 58% tổng tài sản của doanh nghiệp và thậm chí giá trị khoản phải thu còn cao hơn cả vốn chủ. Các khoản phải thu là 2800 tỷ, trong khi đó vốn chủ chỉ có 2600 tỷ.

Đây là điều khá tiếc cho 1 doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực khai thác đá đã từng có tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh đứng đầu trên sàn chứng khoán.

Gần đây dòng tiền cũng đang quay trở lại đối với cổ phiếu KSB, nhưng thay vì là cổ phiếu đầu tư, KSB giờ đây đã trở thành 1 cổ phiếu đầu cơ theo dòng tiền.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *