HT1 – đã có lãi trở lại Q2 2024.
Sau khi bị lỗ 24 tỷ trong Q1 2024, HT1 đã chính thức có lãi trở lại. NĐT hãy cùng tìm hiểu về lịch sử 20 năm ngành xi măng, để hiểu lý do tại sao doanh nghiệp xi măng lại khó khăn tới vậy, trong khi đây là 1 ngành nghề xương sống của nền kinh tế.
1. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Cũng như các ngành khác, doanh nghiệp xi măng ở Việt Nam cũng có thời hoàng kim, sản xuất ra bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu. Nhưng từ năm 2006, ngành xi măng tăng trưởng quá nóng không kiểm soát dẫn tới cung ngày càng vượt quá cầu. Sản lượng sản xuất từ 25 triệu tấn năm 2006, đã vọt lên 65 triệu tấn năm 2010. Đến cuối năm 2011, cả nước có 75 dây chuyền sản xuất xi măng với công suất thiết kế 77 triệu tấn/năm. Từ đó xi măng luôn trong tình trạng dư thừa. Doanh nghiệp bắt buộc phải tìm cách xuất khẩu để xử lý hàng tồn kho, nhưng đây là mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên của quốc gia, giá bán thấp so với tải trọng, hầu hết các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu thì đều là các quốc gia kém phát triển, cách xa Việt Nam nên chi phí vận tải lớn, từ đó hiệu quả kinh tế gần như không có.
2. Đi tìm lại hoàng kim.
Nhiều cổ phiếu đời đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam tính tới năm 2024 hầu hết đã vượt xa đỉnh cũ 2007, nhưng cổ phiếu ngành vi măng vẫn đang ngụp lặn ở đáy, mãi chưa quay lại thời kỳ đỉnh cao. Cung vẫn cao hơn cầu, từ đó doanh nghiệp liên tục làm ăn thua lỗ, kinh doanh cầm chừng. Nhiều cổ phiếu vẫn cách xa đỉnh cũ 70 – 80%.
Giai đoạn 2023 – 2024, ngành xi măng đang ở trong tình trạng khó khăn nhất trong vòng 120 năm trở lại đây. Nhu cầu sụt giảm do kinh tế khó khăn, chính phủ lại tăng thuế từ 5% lên 10% đối với xi măng xuất khẩu. Càng làm cho ngành xi măng trong nước gặp khó khăn hơn.
3. Kỳ vọng ngành xi măng hồi sinh.
Các doanh nghiệp ngành xi măng hầu hết đều là công ty con của VICEM – Tổng công ty xi măng Việt Nam, tức hầu hết đều là công ty của nhà nước. Ngành xi măng liên tục thua lỗ, chính vì thế chính phủ cũng đang đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ cho ngành xi măng phục hồi trở lại, đặc biệt là tạm thời giảm thuế xuất khẩu để đẩy nguồn cung dư thừa ra thị trường nước ngoài.
3. Các dấu hiệu tích cực.
Sau quý 1 kinh doanh thua lỗ, HT1 đã có lãi trở lại, đạt 45 tỷ trong quý 2 2024. Đây là tín hiệu tích cực khi mà không chỉ có lãi, doanh thu Q2 của HT1 tăng trưởng tới 30% so với Q1 2024.
Đây cũng là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và hoạt động kinh doanh ổn định nhất trong ngành xi măng. Khi NĐT kỳ vọng 1 ngành nghề hồi sinh, nên đặt cược vào cổ phiếu đầu ngành để mang lại sự an toàn cao nhất.
4. Định giá cổ phiếu.
HT1 đang có định giá cao nhất của ngành xi măng, nhưng cũng cho thấy 1 điều là NĐT đang tin tưởng hơn vào nội tại của doanh nghiệp. Các cổ phiếu có định giá quá rẻ đôi khi mang lại nhiều rủi ro hơn so với các cổ phiếu có định giá phù hợp. HT1 đang chỉ có PB quanh 1.1
5. Cổ tức đều đặn.
Kết quả kinh doanh luôn tốt nhất ngành nên HT1 cũng là doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền đều đặn nhất, từ đó NĐT yên tâm về nội tại của doanh nghiệp trước khi kỳ vọng doanh nghiệp đấy hồi sinh.
6. Chiến lược đầu tư.
Tận dụng thị trường rung lắc, NĐT có thể mua gom cổ phiếu HT1 ở vùng giá 13.8. Trong những phiên gần đây, HT1 cũng bị bán ít hơn so với phần đa cổ phiếu, cũng là dấu hiệu cho thấy dòng tiền đang kỳ vọng nhiều hơn vào HT1.
Trước đó, đội ngũ ALIAS đã có bài phân tích rất chi tiết về ngành xi măng, NĐT có thể đọc lại để hiểu rõ hơn: https://alias.vn/nganh-xi-mang-keu-cuu-lieu-co-hoi-sinh/
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/