HPG – Mở rộng quy mô đúng chân sóng ngành.

1. Hai lần mở rộng quy mô đúng chân sóng ngành thép trong quá khứ.

Đầu 2016 và cuối 2019, HPG lần lượt đưa KLH gang thép Hải Dương GĐ 3 và KLH gang thép Dung Quất GĐ 1 đi vào hoạt động, đây đều là thời điểm chân sóng chu kỳ tăng trưởng của ngành thép.

Từ khi KLH gang thép Hải Dương GĐ 3 và KLH gang thép Dung Quất GĐ 1 đi vào hoạt động, điều này đã giúp công suất và sản lượng sản xuất của HPG tăng liên tục qua các năm.

Với việc liên tục mở rộng quy mô kèm theo chất lượng sản phẩm luôn duy trì ở mức rất tốt, điều này đã giúp cho thị phần thép xây dựng của HPG liên tục tăng trong vòng hơn 1 thập kỷ qua.

Tại mỗi thời điểm có nhà máy mới đi vào hoạt động đều giúp cho lợi nhuận gộp của HPG tăng trưởng mạnh, điều này đã thể hiện được tầm nhìn và năng lực của BLĐ trong việc tính toán tính chu kỳ ngành nghề, bởi nếu gia tăng quy mô không đúng thời điểm sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp do phải gánh các chi phí liên quan đến vận hành và lãi vay để xây dựng nhà máy.

2. KLH Dung Quất GĐ 2 – Kỳ tích liệu có lặp lại.

Hiện nay, dự án mang lại nhiều kỳ vọng nhất cho HPG là KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2. Dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 85 nghìn tỷ, công suất thiết kế 5.6 triệu tấn thép/năm. Khi dự án KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2 đi vào hoạt động sẽ giúp nâng tổng công suất sản xuất thép của HPG từ 8.5 triệu tấn/năm lên thành 14.1 triệu tấn/năm.

Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, HPG đã đầu tư thêm gần 20.000 tỷ cho dự án KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2, điều này đã thể hiện tham vọng của BLĐ HPG trong việc đưa dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ (Dự kiến Q1/2025). BLĐ của HPG là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, do đó khi đầu tư dự án lớn như KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2 thì họ cũng phải tính toán rất kỹ lưỡng. Kỳ vọng rằng khi KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2 đi vào hoạt động sẽ là thời điểm đánh dấu chu kỳ tăng trưởng mới của ngành thép.

3. Nhu cầu HRC trong nước vẫn rất lớn.

Trong những năm gần đây, sản lượng sản xuất HRC tại Việt Nam là bao nhiêu thì đều được bán hết. Ví dụ trong năm 2023, sản lượng sản xuất HRC tại Việt Nam chỉ là 6.7 triệu tấn nhưng sản lượng bán ra là 6.8 triệu tấn.

Hiện nay, nguồn cung HRC trong nước (Sau khi trừ đi xuất khẩu) chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu nội địa, phần thiếu hụt còn lại thì các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ các quốc gia khác (Chủ yếu là Trung Quốc). Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 10 – 15 triệu tấn HRC, do đó khi KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2 đi vào hoạt động thì dư địa tăng trưởng của ngành vẫn ở mức tương đối lớn bất chấp áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc.

Ngoài ra, tỷ trọng sản lượng HRC xuất khẩu của HPG cũng ở mức tương đối cao khoảng 36% trong năm 2023, điều này giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu nếu như khi dự án KLH Gang thép Dung Quất GĐ 2 đi vào hoạt động mà nhu cầu HRC trong nước không đạt như kỳ vọng.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *