HAG – Từ trùm BĐS đến lận đận với mảng nông nghiệp.

Từ một doanh nghiệp chỉ tập trung làm BĐS và giữ vị thế top 1 trong ngành. Nhưng đến khi chuyển sang mảng nông nghiệp, HAG đã gặp nhất nhiều khó khăn. Trong giai đoạn này, HAG kinh doanh rất nhiều ngành nghề như cao su, bò, tiêu, ớt, đường, khách sạn, bệnh viện, thủy điện, …. nhưng tất cả đều thất bại, và điều này đã khiến cho doanh nghiệp ôm nợ cả chục ngàn tỷ. Vậy quá khứ HAG như thế nào và hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh ra sao, mời NĐT đọc bài phân tích bên dưới.

1. Giai đoạn trước 2013 – Trùm BĐS Việt Nam.

Trong giai đoạn 2007 – 2012, kết quả kinh doanh của HAG đến hoàn toàn từ mảng BĐS và xây dựng. Năm 2008 và 2009, thị trường BĐS Việt Nam đóng băng, nhưng doanh thu mảng BĐS của HAG vẫn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, điều này là do HAG là cái tên số 1 trong thị trường BĐS khi đó và doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án có vị trí đắc địa, tập trung tại TP Hồ Chí Minh nên nhu cầu mua BĐS luôn lớn.

Ở thời kỳ hoàng kim, mảng BĐS của HAG có mức biên lợi nhuận rất cao khoảng từ 40% – 60%.

Giai đoạn trước 2012, có thể gọi HAG là ông trùm BĐS Việt Nam, khi mà quy mô doanh thu của doanh nghiệp bỏ xa các đối thủ cùng ngành tại thời điểm đó.

Năm 2008, bầu Đức (chủ tịch HAG) là người giàu nhất Việt Nam và nằm trong top 30 những doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Bầu Đức cũng là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay riêng.

Chính vì chính sách tiền tệ không ổn định giai đoạn từ 2008 – 2012 đã khiến cho Bầu Đức quyết định bỏ mảng BĐS, vì đây là ngành nghề chịu tác động lớn bởi chính sách tiền tệ của NHNN.

2. Giai đoạn 2013 – 2019: Lận đận với mảng nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2013 – 2019, chiến lược kinh doanh của HAG liên tục thay đổi. Bắt đầu từ 2013, doanh nghiệp tập trung toàn bộ nguồn lực vào mảng đường và cao su, nhưng đến 2015 lại thay đổi định hướng sang kinh doanh bò, đến 2017 bỏ mảng bán bò để tập trung kinh doanh trái cây. Cuối cùng, đến 2019 tái cấu trúc toàn diện (Bỏ gần hết các mảng kinh doanh trước đó) và đặt hết sự kỳ vọng vào trồng chuối. Khi bắt đầu mảng kinh doanh mới, bầu Đức (Chủ tịch của HAG) luôn đưa ra những khẳng định rất tham vọng, ví dụ như khi nuôi bò, bầu Đức đã nói rằng: Chỉ cần bán phân bò cũng đủ tiền để trả lương cho cả tập đoàn. Trong giai đoạn này, bầu Đức đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn với các cổ đông, nhưng chưa một lời hứa nào thực hiện được.

Đối với mảng cao su (Mảng mà bầu Đức từng nói bán nhà cũng phải làm), kể từ 2007, HAG đã bắt đầu tham gia lĩnh vực cao su. Tới cuối 2013, tổng diện tích trồng cao su của doanh nghiệp trên 50.000 ha.

HAG đẩy mạnh gom đất trồng cao su trong giai đoạn giá cao su tăng mạnh nhất. Nhưng khi vườn cao su của HAG đến giai đoạn thu hoạch thì giá cao su liên tục giảm, trong giai đoạn này doanh nghiệp càng làm càng lỗ. Có thể nói, bầu Đức quá FOMO khi đẩy mạnh trồng cao su trong giai đoạn giá cao su đang tăng nóng, điều này khiến cho HAG phải gồng lỗ và phải gánh cả chục nghìn tỷ nợ vay trong khi gần như không thu được lợi ích gì từ việc trồng cao su. Tổng doanh thu của mảng cao su từ 2013 – 2021 chỉ là 2.173 tỷ, sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận còn không đủ để trả lãi vay.

Sau này, bầu Đức đã nhận sai khi bỏ mảng BĐS để theo đuổi con đường nông nghiệp.

3. Giai đoạn 2020 – 2024: Vỡ mộng heo ăn chuối.

Năm 2020 là năm đầu tiên sau quá trình tái cơ cấu của HAG, khi này doanh nghiệp chỉ còn tập trung vào mảng trái cây và nuôi heo. Đến 2021, HAG bỏ hoàn toàn mảng cao su – mảng mà bầu Đức từng nói có bán nhà cũng phải làm.

Trong giai đoạn này, mảng đem lại nhiều kỳ vọng nhất cho HAG đó là chăn chuôi heo. Heo của HAG đặc biệt hơn các doanh nghiệp khác khi đây là heo ăn chuối, và HAG đã tận dụng các phế phẩm từ hàng nghìn ha chuối để làm thức ăn cho heo, từ đó giúp tiết giảm được chi phí. Bầu Đức từng kể rằng, ông đã mất ăn, mất ngủ khi phát hiện ra mô hình heo ăn chuối.

Để phát triển kênh phân phối cho heo ăn chuối, HAG đã thành lập chuỗi bán lẻ Bapi. Theo kế hoạch của doanh nghiệp, đến 2025 sẽ có khoảng 1.000 cưa hàng Bapi. Nhưng chưa đầy 2 năm, HAG đã thoái sạch vốn khỏi chuỗi bán lẻ thịt Bapi.

Ngoài việc thoái vốn khỏi chuỗi bán lẻ heo ăn chuối Bapi, đến 2024, HAG đã ngừng cả việc mở rộng mảng chăn nuôi heo, điều này thể hiện heo ăn chuôi không thực sự mang lại lợi nhuận lớn và giúp cho HAG bước sang một trong mới như những gì mà bầu Đức đã từng hứa với cổ đông. Đây là lại một tham vọng bị thất bại sau rất nhiều tham vọng trong quá khứ của doanh nghiệp. Hiện tại, mảng trái cây (chủ yếu và sầu riêng và chuối) là động lực chính đóng góp vào cơ cấu doanh thu của HAG.

4. Vẫn chưa thể quay lại thời kỳ đỉnh cao, nhưng đã qua giai đoạn khó khăn nhất.

Mặc dù sau tái cơ cấu toàn diện công ty, lợi nhuận của HAG vẫn chưa thể quay lại thời kỳ đỉnh cao như lúc chỉ tập trung kinh doanh BĐS, và nếu không sử dụng đến thủ thuật tài chính thì HAG vẫn sẽ tiếp tục lỗ nặng trong 2021 và 2022. Có thể sẽ phải mất rất lâu nữa, lợi nhuận thực tế của HAG mới có thể quay lại thời kỳ đỉnh cao như giai đoạn trước 2012. Nhưng đến hiện tại có thể khẳng định rằng, HAG đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất.

Từ khi làm mảng nông nghiệp, nợ vay tài chính của HAG tăng liên tục. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh lại không đem hiệu quả, điều này đã khiến cho kết quả kinh doanh của HAG lao đao. Tính đến cuối Q2/2024, nợ vay tài chính của HAG chỉ còn 6.9 nghìn tỷ, giảm mạnh so với trước quá trình tái cơ cấu, do đó áp lực trả lãi vay của HAG cũng được giảm bớt đáng kể.

5. Bài học rút ra.

Doanh nghiệp thành công với lĩnh vực này thì không đồng nghĩa sẽ thành công ở lĩnh vực khác. Nhiều lúc không làm gì cũng là làm nhiều nhất. Nếu Bầu Đức hiểu về chính sách tiền tệ thì chỉ cần nghỉ ngơi từ năm 2010, sau năm 2012 mà quay lại ngành BĐS thì có lẽ bây giờ vẫn là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Đối với vị thế của NĐT cá nhân, hãy cẩn trọng khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sang các ngành nghề khác.

6. Đánh giá cổ phiếu HPG và MWG.

HPG mở rộng thêm nhà máy gang thép Dung Quất 2 chắc chắn sẽ an toàn hơn MWG mở chuỗi Bách Hóa Xanh. Vì HPG vẫn đang tập trung vào ngành thép, nơi họ am hiểu nhất. Còn MWG đang mở rộng sang ngành mới, chính vì thế họ đã phải chịu lỗ tới 7 năm trước khi đạt tới điểm hòa vốn vào Q2 2024, tương lai của chuỗi BHX còn chưa thực sự rõ ràng khi không có quá nhiều sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *