GMD – Tham vọng với dự án lớn.

1. Sở hữu 2 cảng biển có lợi thế cạnh tranh lớn.

GMD đang sở hữu hệ thống cảng tại cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Nam Đình Vũ và Gemalink là 2 cảng có quy mô lớn nhất của GMD.

Cảng Nam Đình Vũ và Gemalink đều nằm ở các vị trí chiến lược, thuộc các khu vực được chính phủ quy hoạch, định hướng trọng tâm phát triển. Những khu vực này đang được ưu tiên hoàn thiện các dự án hạ tầng giao thông và phát triển các khu công nghiệp, điều này mang lại nhiều lợi thế và giúp cho cho GMD được hưởng lợi trong dài hạn.

I. Cảng Nam Đình Vũ – Đẩy mạnh hoàn thành GĐ 3 trong 2025.

Xét trong khu vực hạ nguồn sông Cấm, Nam Đình Vũ là cảng có lợi thế cạnh tranh lớn nhất nhờ nằm ở cửa ngõ. Nhưng kể từ khi các bến cảng đầu tiên tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện bắt đầu đi vào hoạt động từ 2025 đã tạo ra áp lực cạnh tranh cho cảng Nam Đình Vũ. Để tăng sức cạnh tranh của cảng Nam Đình Vũ với cụm cảng Lạch Huyện, GMD đã nâng cấp hệ thống, tập trung phát triển các bến bãi, và xây dựng mối quan hệ chiến lược với khách hàng, trong đó có các hãng tàu lớn như MSC (Hãng tàu lớn nhất thế giới).

Ngoài ra, GMD còn đang đẩy mạnh tiến độ triển khai GĐ 3 của cảng Nam Đình Vũ, từ đó nâng tổng công suất lên thành gần 2 triệu TEU/năm. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối 2025, giúp Nam Đình Vũ trở thành cụm cảng sông lớn nhất miền Bắc với 7 cầu tàu và chiều dài cầu tàu gần 1.700m, khi này cảng có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn hơn và tăng thêm tính cạnh tranh với cụm cảng Lạch Huyện.

II. Cảng Gemalink.

Cảng Gemalink có vị trí nằm ngay cửa ngõ ra vào của khu vực cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, điều này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho GMD tại khu vực này. Vào ngày 16/1/2025, phó thủ tướng đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng quốc tế Cần Giờ, điều này khiến nhiều cổ đông của GMD lo ngại doanh nghiệp sẽ chịu sự cạnh tranh trong tương lai. Nhưng trong buổi gặp mặt NĐT vào cuối T4/2025, tổng giám đốc của GMD đã khẳng định rằng dự án cảng Cần Giờ có quy mô lớn và phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào hoạt động, thay vì lo lắng về cảng Cần Giờ, điều mà GMD cần làm là tập trung phát triển những dự án có thể kiểm soát và tạo ra giá trị thực.

GMD đang tiếp tục lên kế hoạch chuẩn bị đầu tư cảng Gemalink GĐ 2. Trong đó, Gemalink 2A dự kiến được khởi công trong Q2/2025, còn Gemalink 2B sẽ được khởi công ngay sau khi Gemalink 2A đạt 70% công suất. Khi GĐ 2 của dự án hoàn thành sẽ giúp cho cảng Gemalink đủ công suất để đón được tàu tàu trọng tải tới 250.000 DWT (cỡ tàu container lớn nhất thế giới hiện nay). Do các vấn đề về thuế quan và căng thẳng thương mại nên GĐ 2 của cảng Gemalink có thể được triển khai và hoàn thành chậm hơn dự kiến.

Chiến lược kinh doanh của GMD tại cảng Gemalink là liên doanh với các hãng tàu lớn để cùng hợp tác, phát triển. Hiện nay, CMA – CGM đang nắm giữ 25% cổ phần tại cảng Gemalink. Kể từ T2/2025, liên minh Ocean của CMA – CGM đã trở thành liên minh tàu biển lớn nhất thế giới, điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho cảng Gemalink.

2. Tác động của thuế quan đến GMD.

I. Tác động đối với cảng Nam Đình Vũ.

Đối với cảng Nam Đình Vũ, hàng hóa đi Mỹ chỉ chiếm 10% sản lượng, do đó mức độ ảnh hưởng trực tiếp là không quá đáng kể. Nhưng hàng hóa Trung Quốc chiếm đến 50% sản lượng hàng hóa thông qua cảng Nam Đình Vũ, cho nên vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro gián tiếp. Bất chấp những khó khăn về vấn đề thuế quan, BLĐ GMD vẫn đặt mục tiêu hoàn thành giai đoạn 3 của cảng Nam Đình Vũ trong 2025.

II. Tác động đối với cảng Gemalink.

Đối với cảng Gemalink, tỷ trọng hàng hóa đi Mỹ đã giảm từ 32% trong 2024 và Q1/2025 xuống chỉ còn 20% trong T4/2025 nhờ vào việc mở thêm 4 tuyến dịch vụ mới đi Châu Phi, Châu Âu, Canada và Brazil. Mặc dù tỷ lệ hàng hóa đi Mỹ có giảm, nhưng đây vẫn là một tỷ lệ tương đối cao, do đó nếu Việt Nam không đàm phán thành công để hạ thuế xuống mức thấp hơn thì điều này cũng sẽ có tác tương đối đáng kể đến GMD.

3. Tham vọng với các dự án tỷ USD.

Ngoài việc tiếp tục phát triển các cụm cảng đang sở hữu, GMD còn đang lên kế hoạch đầu tư vào các dự án mang tầm cỡ Quốc gia như cảng Nam Đồ Sơn, trung tâm Logistics Cái Mép Hạ.

Đối với dự án trung tâm Logistics Cái Mép Hạ, BLĐ của GMD cho biết, công ty cùng đối tác SSA Marine đã sớm nộp thư quan tâm và đề xuất phương án đầu tư, bao gồm cảng tổng hợp và trung tâm logistics. Ngoài GMD thì cũng có 7 nhà đầu tư khác cũng đang quan tâm tới dự án.

Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ (Cụm cảng Cái Mép Hạ) và cụm cảng Nam Đồ Sơn đều nằm tại vị trí cửa ngõ, kết nối trực tiếp với Thái Bình Dương và đều có đủ khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn trên thế giới. Nếu trở thành chủ đầu tư của 2 cụm cảng trên sẽ giúp cho GMD trở thành doanh nghiệp cảng biển có quy mô hàng đầu trong khu vực. Trước đó, GMD đã có kinh nghiệm phát triển cảng Gemalink (Cảng có quy mô lớn nhất trong cụm cảng Cái Mép – Thị Vải) và cho hiệu quả hoạt động rất thành công, do đó doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc dành quyền tiếp tục triển khai cụm cảng Cái Mép Hạ.

4. Dự kiến mua cổ phiếu quỹ để đảm bảo quyền lợi cổ đông.

Tại ngày 09/04/2025, nhận thấy giá cổ phiếu ở mức thấp và không phán ánh đúng hiệu quả, giá trị thực của công ty nên BLĐ của GMD đã trình đại hội cổ đông xem xét và phê duyệt phương án mua lại cổ phiếu quỹ, điều này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của các cổ đông.

5. Khuyến nghị.

GMD là cổ phiếu có cơ bản tốt và liên tục mở rộng quy mô. Việc GĐ 3 của cảng Nam Đình Vũ đi vào hoạt động cuối 2025 sẽ là động lực tăng trưởng mới của doanh nghiệp. NĐT có thể cân nhắc mua gom quanh vùng giá khoảng 50.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.

MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *