GIL – Tìm hướng đi mới
GIL tiền thân là doanh nghiệp nhà nước và bắt đầu được cổ phần hóa từ năm 2000, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là dệt may. Kể từ tháng 4 năm 2022, đối với lớn nhất của GIL là Amazon đã đột ngột hợp tác, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn đối với mảng dệt may của doanh nghiệp. Để bước qua giai đoạn khó khăn, trong các năm gần đây BLĐ của GIL đã chuyển nhướng trọng tâm phát triển của doanh nghiệp từ dệt may sang BĐS KCN.
1. Lịch sử GIL & hậu quả của việc để trứng vào một giỏ.
Trong giai đoạn 2014 – T4/2022, Amazon là khách hàng lớn nhất của GIL, đối tác Amazon chiếm đến 80% cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Tháng 4 năm 2022, Amazon bất ngờ dừng hợp tác với GIL, điều này đã khiến doanh thu trong các quý tiếp theo của GIL giảm mạnh. Hậu quả lớn hơn là các dây chuyền sản xuất của GIL chủ yếu dùng để sản xuất các sản phẩm đặc thù cho Amazon, cho nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các đối tác mới.
Cuối Q1/2024, hàng tồn kho của GIL là 1.377 tỷ, trong đó giá trị hàng tồn kho liên quan đến các sản phẩm sản xuất cho Amazon là khoảng 800 tỷ, hiện tại công ty chưa trích lập dự phòng số hàng hóa này.
Đến ngày 14/12/2022, GIL đã chính thức gửi đơn kiện Amazon vì không thực hiện đúng theo như cam kết trong hợp đồng, đồng thời đòi bồi thường 280 triệu USD. Hiện tại BLĐ doanh nghiệp vẫn chưa thể đánh giá được xác suất thắng kiện. Nếu GIL không thắng trong vụ kiện với Amazon thì doanh nghiệp sẽ phải trích lập 800 tỷ cho giá trị hàng hóa đã sản xuất cho Amazon hoặc phải tìm cách thanh lý với giá rẻ.
2. BĐS KCN – hướng đi mới của GIL.
Kể từ khi Amazon đột ngột dừng hợp tác, BLĐ GIL đã tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp đó là chuyển hướng trọng tâm phát triển từ mảng từ dệt may sang BĐS KCN. Hiện nay, tỷ trọng đóng góp của mảng BĐS KCN trong kết quả kinh doanh của GIL ngày càng tăng lên. Trong năm 2023, mảng BĐS KCN chỉ chiếm 2% trong cơ cấu doanh thu và 10% trong cơ cấu lợi nhuận gộp, nhưng đến Q1/2024, mảng BĐS KCN đã chiếm đến 35% doanh thu và đóng góp 60% cơ cấu lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.
3. Các KCN mà GIL đang tập trung triển khai.
I. KCN Phú Bài IV – Động lực tăng trưởng chính của GIL.
Khu công nghiệp Phú Bài IV nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án này nằm trong cụm khu công nghiệp Phú Bài, liền kề cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, cách trung tâm thành phố Huế 16 km. KCN Phú Bài IV có tổng diện tích khoảng 461ha với tổng vốn đầu tư 2,614 tỷ đồng, được chia thành 2 phân khu. Trong đó, khu A có diện tích khoảng 49ha và khu B có diện tích 411ha với diện tích dành cho nhà máy là 258ha và kho bãi là 12.4 ha. Hiện tại, GIL đã bắt đầu cho thuê KCN Phú Bài IV từ Q4/2023, tổng doanh thu ước tính của dự án án khoảng 5.050 tỷ.
II. Dự án KCN Gilimex Vĩnh Long.
Dự án KCN Gilimex Vĩnh Long có tổng diện tích là 400 Ha và được chia thành 2 giai đoạn. Dự án này đã được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 9/2022. Hiện tại, dự án KCN Gilimex Vĩnh Long đang trong giai đoạn chuẩn bị đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, dự kiến sẽ bắt đầu cho thuê từ 2027. KCN Gilimex Vĩnh Long có vị trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, dự án cách cảng Bình Minh 13 km, cảng Vĩnh Thái 37 km, cảng Cần Thơ 28km, cách Quốc lộ 1A 7km, cao tốc 8 km. Tổng doanh thu ước tính của dự án khoảng 6.000 tỷ.
Nằm ngay cạnh dự án KCN Gilimex Vĩnh Long của GIL đó là KCN Bình Minh. Hiện tại, tỷ lệ lấp đầy tại KCN Bình Minh là khoảng 96%, với vị trí đặc địa tương đương nhau, kỳ vọng trong tương lai KCN Gilimex cũng sẽ đạt tỷ lệ lấp đầy cao như KCN Bình Minh.
Ngoài KCN Phú Bài IV và KCN Gilimex Vĩnh Long thì GIL còn đang xin chủ trương đầu tư dự án KCN Gilimex Quảng Ngãi với diện tích 730 Ha.
4. Khuyến nghị.
Cổ phiếu GIL đang bị điều chỉnh do thời điểm hiện tại thị trường không phải quá tốt, NĐT có thể mua gom cổ phiếu ở vùng giá 35 – 36.5 với tỷ trọng từ 10-15%.