DSC – Có gì trước thềm chuyển sang sàn HOSE.
Vào ngày 24/10 sắp tới, cổ phiếu DSC sẽ chính thức chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE với mức vốn hóa hơn 4.600 tỷ. Vậy DSC có những gì và đang kinh doanh ra sao, mời NĐT đọc bài phân tích bên dưới để hiểu rõ hơn.
1. Lợi nhuận tăng mạnh trước khi chuyển sàn.
Trong Q3/2024, mặc dù thị trường chứng khoán diễn biến không mấy tích cực, nhưng KQKD của DSC vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Tổng doanh doanh thu hoạt động của DSC đạt 146.6 tỷ, tăng 19%, lợi nhuận sau thuế đạt 72 tỷ, tăng 84% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh của DSC chủ yếu đến từ mảng tự doanh và cho vay.
Tính đến cuối Q3/2024, giá trị các khoản cho vay của DSC đạt 1.830 tỷ, tăng 139 tỷ so với quý liền kề.
Chứng khoán DSC tiền thân là CTCP Chứng khoán Đà Nẵng. Cuối năm 2020, công ty này đổi chủ khi cổ đông lớn là CTCP Việt Nam Equity và CTCP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng thoái vốn. Sau sau khi đổi sang chủ mới có tiềm lực tài chính vững mạnh hơn, DSC đã tăng vốn một cách thần tốc từ 67 tỷ trong 2020 lên 1.031 tỷ trong 2021.
Trước đó, DSC gần như là công ty không có lợi nhuận, nhưng kể từ khi đổi chủ, lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu tăng lên. Chỉ sau hơn 2 năm đổi sang chủ mới, DSC đã thay đổi hoàn toàn so với giai đoạn trước đó.
2. Danh mục tự doanh an toàn.
Tính đến cuối Q3/2024, 90% danh mục tự doanh của DSC là các khoản tiền gửi, điều này giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp an toàn và không chịu nhiều tác động bởi sự biến động của thị trường. Nhưng việc quá an toàn sẽ không thể tạo ra sự đột biến về tăng trưởng lợi nhuận.
3. Nằm trong hệ sinh thái của một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Hiện tại, hai cổ đông lớn nhất của DSC là ông Nguyễn Đức Anh (Chủ tịch của DSC) và CTCP đầu tư NTP, (Công ty này cũng có liên quan đến chủ tịch DSC). Tính cả lượng cổ phần sở hữu trực tiếp và gián tiếp thì ông Nguyễn Đức Anh đang đại diện cho khoảng 70% cổ phần của DSC.
Được biết, chủ tịch của DSC sinh năm 1995 và ông là cháu của chủ tịch tập đoàn Thành Công, một trong 10 tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Việc nằm trong hệ sinh thái của tập đoàn Thành Công sẽ tạo nhiều lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho DSC.
4. Định giá không quá hấp dẫn.
Xét về định giá thì DSC không quá hấp dẫn, khi mà P/E và P/B của doanh nghiêp đã bằng hoặc hơn cả những công ty đầu ngành như MBS, VCI, SSI, … Trong khi đó DSC lại không có quá nhiều lợi thế cạnh tranh, tệp khách hàng cá nhân ít và không được nhiều NĐT trên thị trường biết đến.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/