DCM DPM – Kỳ vọng thấp nhưng vẫn đủ hấp dẫn.
1. Hưởng lợi từ giá URE.
Lợi nhuận của nhóm cổ phiếu phân đạm phản ứng rất nhạy với sự tăng giảm giá URE, trong thời điểm 2021, giá URE tăng mạnh giúp cho lợi nhuận của các doanh nghiệp phân đạm tăng trưởng đột biến, từ đó khiến cho giá cổ phiếu tăng mạnh.
Trong năm 2021, lợi nhuận cổ phiếu DCM tăng gấp 3 lần, giá cổ phiếu có mức tăng lên tới 300%.
I. Giá ure tăng 10% tính từ nửa cuối T5/2024.
Trung Quốc và Nga là 2 quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, với việc trong thời gian vừa rồi 2 quốc gia này vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế xuất khẩu phân bón, điều này sẽ có tác động tích cực đến giá ure. Tính từ nửa cuối tháng 5/2024 đến này giá ure đã tăng khoảng 10%.
II. Giá nguyên vật liệu đầu vào giảm.
Khí tự nhiên chiếm khoảng 70% chi phí nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất ure. Hiện nay, giá khí tự nhiên đã giảm khoảng 80% so với vùng đỉnh cuối 2022 và hiện nay đang giao dịch ở mức 32 euro, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất Urê cải thiện được biên lợi nhuận gộp, do giá bán sản phẩm thường giảm chậm hơn tốc độ giảm của giá nguyên vật liệu đầu vào.
Giá than Newcastle chiếm khoảng 30% chi phí nguyên vật liệu đầu vào sản xuất ure. Hiện nay, giá than Newcastle đang giao dịch ở mức 135 USD/Tấn, giảm 70% so với vùng đỉnh 2022, điều này sẽ làm giảm bớt chi phí giá vốn của các doanh nghiệp ngành phân bón.
III. Giá ure trong nước phục hồi.
Bắt đầu từ T5/2024, giá ure trong nước đã có sự phục hồi khoảng khoảng 10%.
IV. Đánh thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Từ ngày 01/01/2015, để giảm giá bán phân bón, Việt Nam đã bỏ thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng này. Nhưng việc bỏ thuế giá trị gia tăng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi không được khấu trừ thuế GTGT cho nguyên vật liệu đầu vào. Theo đề xuất của Bộ Tài Chính thì sẽ áp thuế GTGT trở lại đối với mặt hàng phân bón từ 1/1/2025, với mức thuế dự kiến là 5%. Khi đề xuất áp thuế GTGT được thông qua, điều này giúp cho các doanh nghiệp trong nước giảm được chi phí sản xuất, từ đó để đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng phân bón nhập khẩu từ nước ngoài. Ước tính biên lãi gộp của ngành phân bón sẽ tăng khoảng 3% khi phân bón được đánh thuế GTGT trở lại.
2. Các cổ phiếu tiêu biểu trong ngành.
I. DCM – Lợi nhuận 2024 tăng mạnh do hết khấu hao.
Lợi nhuận gộp Q4/2023 của DCM tăng đột biến là vì giá ure tăng cao hơn khoảng 20% so với Q3, kèm theo đó cuối Q3/2023 DCM đã trích lập khấu hao xong nhà máy sản xuất ure. Ước tính lợi nhuận trong 2024 của DCM tăng thêm 1.000 – 1.200 tỷ vì không còn phải chịu chi phí trích lập khấu hao quá nhiều.
Do không còn phải chịu chi phí trích lập khấu hao cho nhà máy ure, cho nên đội ngũ ALIAS ước tính lợi nhuận gộp của DCM trong 2024 sẽ là 3.182 tỷ, tăng trưởng 60% so với cùng kỳ.
Cơ cấu tài sản của DCM rất an toàn, lượng tiền hiện nay mà doanh nghiêp đang nắm giữ lên đến 10.526 tỷ, tương đương 69% tài sản của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp luôn duy trì tỷ lệ cổ tức cao bằng tiền mặt trong các năm tiếp theo.
Cơ cấu nguồn vốn DCM rất lành mạnh, khi mà tổng số nợ vay của doanh nghiệp chỉ là 847 tỷ, chiếm khoảng 5.5% nguồn vốn của doanh nghiệp. Cho nên, DCM không có áp lực liên quan đến lãi vay.
Cổ tức dự kiến mà DCM trả cho cổ đông trong 2024 sẽ là 3.000 đồng/cổ phiếu, với mức giá cổ phiếu DCM hiện tại là 34.050, suy ra tỷ suất cổ tức khi đầu tư cổ phiếu DCM là 8.8%. Nếu NĐT mua cổ phiếu đúng thời điểm, kết hơp với mức cổ tức cao thì tỷ suất lợi nhuận nhận được khi đầu tư cổ phiếu DCM rất hấp dẫn.
2. DPM – nợ vay bằng 0.
Gần 50% tài sản hiện nay của DCM là các khoản tiền và tương đương tiền.
Tính đến hết 2023, DPM không có bất kỳ một khoản nợ vay tài chính nào, do đó áp lực chi phí lãi của doanh nghiệp là bằng 0
Với việc đang nắm giữ một lượng tiền mặt lớn khoảng 6.626 tỷ, kèm theo đó doanh nghiệp không có bất kỳ một khoản nợ vay nào, cho nên kỳ vọng DPM sẽ tiếp tục trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao trong các năm tiếp theo. Mức cổ tức dự kiến mà DPM trả cho cổ đông trong 2024 là khoảng 5.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với tỷ suất cổ tức là 14%.
III. Khuyến nghị.
Hiện nay, tuy không phải là nhóm ngành có kỳ vọng cao, nhưng chỉ cần thị trường ổn định thì nhóm cổ phiếu phân bón vẫn có thể bật tăng. Những cổ phiếu như DCM, DPM đang xuất hiện dấu vết của dòng tiền lớn quay trở lại mua gom. NĐT có thể cân nhắc chọn thời điểm đầu tư phù hợp.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/