DBD – Doanh nghiệp sản xuất thuốc chống ung thư.

1. Tổng quan về doanh nghiệp.

Đầu vào chuỗi giá trị sản xuất của DBD là các hoạt chất dược phẩm (API), tá dược, … DBD nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Sau đó doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thuốc, và cuối cùng phân phối thông qua kênh ETC (Đấu thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện, phòng khám, …) và OTC (Kênh bán lẻ thông qua các nhà thuốc).

Danh mục thuốc của DBD gồm hơn 300 loại sản phẩm, được phân loại thành 19 nhóm thuốc điều trị. Trong đó, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư và dung dịch thẩm phân là 3 nhóm thuốc điều trị đóng góp phần lớn doanh thu, lợi nhuận cho DBD.

2. Ngành nghề còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai.

Năm 2011 là thời điểm đánh dấu Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% và người từ 65 tuổi trở lên đạt 7.2% tổng dân số. Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang diễn ra rất nhanh, tỷ lệ người già trên 65 tuổi ngày càng tăng, điều này sẽ gây ra áp lực rất lớn về vấn đề y tế trong tương lai, nhưng đây lại là điều kiện lý tưởng giúp cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược ghi nhận sự ổn định và tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Trong nhiều năm qua, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng. Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia, giai đoạn 2021-2030, Việt Nam phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm, do đó thu nhập bình quân đầu người vẫn sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.

Thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ kéo theo nhận thức về sức khỏe cũng ngày càng tăng lên, từ đó giúp chi tiêu y tế bình quân tại Việt Nam tiếp tục tăng trong tương lai. Các doanh nghiệp ngành dược sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ sự tăng chi tiêu y tế của người dân.

Trong giai đoạn từ 2024 – 2030, doanh thu ngành dược phẩm tại Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng kép 7%. Trong đó, đóng góp phần lớn đến từ kênh ETC (Đấu thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện, phòng khám, …)

Trong những năm gần đây, kênh phân phối ETC là động lực tăng trưởng chính của DBD, còn kênh OTC ghi nhận mức tăng trưởng rất thấp, thậm trí còn ghi nhận sự sụt giảm nhẹ trong 9T/2024. Trong tương lai, kênh phân phối thông qua ETC vẫn sẽ là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của DBD.

3. Kỳ vọng các mảng kinh doanh chính.

I. Mảng sản xuất chống thuốc ung thư.

Bệnh ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trong nhóm bệnh không truyền nhiễm gây tử vong cho con người. Theo dữ liệu từ GLOBOCAN, trong năm 2022, toàn thế giới có hơn 19.9 triệu ca mắc ung thư mới và hơn 9.7 triệu ca tử vong do ung thư.

Tại Việt Nam, do môi trường không khí, đất, nước ngày càng ô nhiễm, điều này đã khiến cho số ca và tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam liên tục tăng trong nhiều năm trở lại đây, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai.

Tỷ lệ và số ca mắc ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng sẽ kéo theo nhu cầu về thuốc chống ung thư, đây chính là nguyên nhân giúp cho doanh thu mảng thuốc chống ung thư của DBD liên tục ghi nhận sự tăng trưởng. Hiện nay, DBD đang trong quá trình nâng cấp nhà máy sản xuất thuốc ung thư từ tiêu chuẩn WHO-GMP lên thành EU-GMP, điều này giúp tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp tại kênh phân phối ETC.

Việc sản xuất thuốc điều trị ung thư đang gặp nhiều rào cản do chi phí nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng với chi phí R&D rất lớn. Ngoài ra, việc phát triển thuốc ung thư yêu cầu chi phí đầu tư lớn, công nghệ sản xuất phức tạp, dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế cao và cạnh tranh kém hơn so với thuốc ngoại dựa trên chất lượng và thương hiệu. Hiện nay, khoảng 88% nguồn cung thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam là từ ngoại nhập. Xét về thị phần thuốc chống ung thư của các doanh nghiệp Việt Nam tại kênh ETC, DBD đang là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất với 62%, điều này đã thể hiện được năng lực cạnh tranh và hiệu quả R&D (Nghiên cứu & phát triển) vượt trội của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành.

II. Mảng sản xuất thuốc kháng sinh.

Mảng sản xuất thuốc kháng sinh tại Việt Nam gặp áp lực cạnh tranh rất lớn, do đây là nhóm thuốc dễ bào chế. Hiện nay, DBD đang chiếm khoảng 2.05% thị phần thuốc kháng sinh tại kênh ETC (Đấu thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện, phòng khám, …)

Mảng thuốc kháng sinh đang đóng góp khoảng 28% doanh thu cho DBD.

III. Mảng sản xuất dung dịch thẩm phân.

Dung dịch thẩm phân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống cho những người mắc bệnh suy thận mãn tính. Nó giúp loại bỏ các chất độc hại, điều chỉnh cân bằng điện giải và duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tại Việt Nam, sản phẩm dung dịch thẩm phân có mức độ cạnh tranh trong ngành khá thấp khi chỉ có 5 doanh nghiệp tham gia sản xuất và phân phối sản phẩm này tại ETC. Hiện nay, DBD đang đứng thứ 3 về thị phần dung dịch thẩm phân tại kênh ETC. Ngoài ra, các sản phẩm dung dịch thẩm phân của DBD có mức giá thấp hơn 2 – 5 lần so với các sản phẩm ngoại nhập, điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Do số ca mắc các bệnh về thận ngày càng tăng, kết hợp với việc ngành nghề ít sự cạnh tranh, điều này đã giúp cho doanh thu mảng dung dịch thẩm phân của DBD liên tục tăng trưởng.

4. Liên tục mở rộng quy mô.

Kể từ khi niêm yết, DBD luôn trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Nhưng đến 2023, do doanh nghiệp đang cần tiền để đầu tư các nhà máy sản xuất thuốc mới, do đó DBD chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu và dừng trả cổ tức bằng tiền.

Hiện nay, DBD đang sở hữu 2 nhà máy, đó là nhà máy Nguyễn Thái Học và nhà máy sản xuất thuốc chống ung thư. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đang triển khai thêm nhà máy thuốc vô trùng thể tích nhỏ và nhà máy OSD Non – betalactam, đây chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong các năm tiếp theo của DBD. Trong năm 2025, DBD có thể sẽ huy động tiền từ cổ đông và đi vay để triển khai nhà máy. Đối với cổ phiếu DBD, những NĐT theo trường phái dài hạn hoàn toàn có thể mua phát hành thêm đối với cổ phiếu này, bởi DBD sẽ tiếp tục trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao như trong quá khứ sau khi đi qua giai đoạn đẩy mạnh đầu tư.

Hiện nay, DBD đang nắm giữ lượng tiền mặt khoảng 392 tỷ, còn nợ vay tài chính chỉ là 48 tỷ, điều này phần nào sẽ làm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp trong tương lai khi gia tăng nợ vay để đầu tư cho các nhà máy sản xuất thuốc.

Đọc thêm bài phân tích sau để hiểu lý do vì sao ngành dược luôn hấp dẫn trong mắt các NĐT: https://alias.vn/tai-sao-cac-co-phieu-nganh-duoc-tren-the-gioi-nhan-duoc-nhieu-su-quan-tam-cua-cac-ndt/

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *