CTR – Hưởng lợi từ sóng 5G.

1. Tổng quan hoạt động kinh doanh.

CTR hoạt động kinh doanh trong 5 lĩnh vực, đó là xây dựng công trình, khai thác và ứng cứu thông tin, giải pháp tích hợp, dịch vụ kỹ thuật và hạ tầng cho thuê. Trong đó, mảng khai thác và ứng cứu thông tin chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu với khoảng 55%.

Mặc dù chiếm đếm 55% doanh thu, nhưng mảng khai thác và ứng cứu thông tin chỉ đóng góp khoảng 40% vào cơ cấu lợi nhuận gộp của CTR. Còn mảng hạ tầng cho thuê chỉ chiếm 5% doanh thu nhưng lại đóng góp lên đến 19% vào cơ cấu lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.

Trong tất cả các mảng kinh doanh của CTR thì hạ tầng cho thuê cho là mảng có hiệu quả kinh doanh ở mức cao nhất với mức biên lãi gộp giao động quanh ngưỡng 30%. Hiện nay, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 5% trong cơ cấu doanh thu, nhưng mảng hạ tầng cho thuê chính là mảng mang lại nhiều sự kỳ vọng nhất cho CTR.

2. Mảng hạ tầng cho thuê – kỳ vọng lớn nhất của CTR.

Mảng hạ tầng cho thuê của CTR bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2020, kể từ đó cho đến nay kết quả kinh doanh của mảng này ghi nhận sự tăng trưởng liên tục.

Mảng hạ tầng cho thuê của CTR chính là cho đối tác thuê lại các trạm BTS (Trạm phát sóng) mà doanh nghiệp sở hữu. Tính đến T6/2024, CTR sở hữu khoảng 7.400 trạm BTS, mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt 21.975 trạm BTS, tương ứng gấp khoảng 3 lần so với hiện tại.

So với các quốc gia đã thương mại hóa 5G thì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ dùng chung trạm phát sóng ở mức thấp nhất. Bộ TT&TT đã ra chỉ thị, chủ trương yêu cầu các nhà mạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng nhằm tiết kiệm nguồn lực, tránh lãng phí, điều này sẽ giúp tăng doanh thu tại mỗi trạm phát sóng, từ đó giúp cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh trong mảng trạm BTS như CTR.

Giá cho thuê trạm BTS của Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp khi so với các quốc gia khác, điều này giúp cho giá cho thuê trạm BTS vẫn còn nhiều dự địa tăng trưởng.

3. Viettel trúng đấu giá khối băng tần vàng cho mạng 5G – CTR được hưởng lợi gián tiếp.

Vào 08/03/2024, Viettel trúng đấu giá khối băng tần 2.500 – 2.600 MHz, đây là được coi là khối băng tần vàng của mảng 5G do hiệu quả hoạt động vượt trội hơn so với các khối băng tần khác, điều này giúp cho giá trị các trạm BTS trong tương lai của CTR sẽ ở mức cao hơn khi so với các nhà mạng sở hữu khối băng tần khác, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong mảng cho thuê trạm BTS.

4. Loại bỏ mạng 2G, 3G đòi hỏi phải có thêm nhiều trạm BTS.

Việt Nam đã có lộ trình cụ thể cụ thể trong việc loại bỏ sóng 2G và sẽ tiến tới việc tắt sóng 3G trước năm 2028, điều này làm cho nhu cầu sử dụng mạng 4G và 5G sẽ tăng mạnh trong tương lai. Để đáp ứng được yêu cầu về việc tắt các sóng công nghệ cũ đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn cho các trạm BTS với băng tần thế hệ mới. Các trạm BTS của CTR sở hữu băng tần kép cho sóng 4G và 5G, đây là lợi thế rất lớn của doanh nghiệp khi so với các đối thủ cùng ngành.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *