CTD – Khi ông trùm xây dựng thức giấc.

1. Quá khứ CTD – Hoạt động kinh doanh sa sút do xảy ra xung đột giữa chủ tịch và cổ đông.
Trong giai đoạn trước năm 2019, CTD là một trong những doanh nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng quy mô rất nhanh, năm 2008 doanh thu của doanh nghiệp chỉ là 1.823 tỷ, nhưng đến 2018 doanh thu của CTD đã tăng lên thành 28.561 tỷ, gấp gần 16 lần. Bắt đầu từ 2019 – 2021, quá trình phong tỏa do đại dịch Covid 19 diễn ra quyết liệt nhất, kèm theo nội bộ của CTD bắt đầu xảy ra mâu thuẫn, cụ thể cuộc mẫu thuẫn này là do sự xung đột lợi ích giữa chủ tịch CTD khi đó là Nguyễn Bá Dương với nhóm cổ đông Kusto. Đến tháng 10/2020, ông Nguyễn Bá Dương chính thức từ chức vị trí chủ tịch của CTD. Sự ra đi của ông Nguyễn Bá Dương, kết hợp thêm với việc các doanh nghiệp xây dựng gặp rất nhiều khó khăn trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid 19, điều này đã làm cho doanh thu của CTD giảm liên tục.

Trong giai đoạn 2020 – 2021, do hoạt động kinh doanh chiu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19, kết hợp với việc nhiều nhân sự từ cấp thấp đến cấp cao rời bỏ CTD đi theo ông Nguyễn Bá Dương, điều này đã làm cho tổng số lượng nhân viên của CTD giảm mạnh.

Do tác động của đại dịch Covid 19, kết hợp thêm với việc ông Nguyễn Bá Dương (Người có ảnh hưởng, uy tín trong ngành xây dựng và là người đã điều hành CTD từ những ngày đầu) từ chức chủ tịch vào năm 2020, điều này đã dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTD ngày càng đi xuống, điều này được thể hiện một cách rất rõ ràng thông qua việc biên lợi nhuận của CTD giảm liên tục trong giai đoạn 2020 – 2023.

2. Khẳng định lại vị thế đầu ngành.
Năm 2020 – 2021 là thời điểm các lệnh phong tỏa do đại dịch Covid 19 được diễn ra quyết liệt nhất, điều này đã có tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Nhưng với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành, do đó khi các lệnh phong tỏa bắt đầu được nới lỏng hơn trong năm 2022 thì doanh thu lợi nhuận của CTD đã ghi nhận sự phục hồi trở lại.

Tại thời điểm cuối 2023, doanh thu của CTD được cấu thành chủ yếu bởi 3 mảng, đó là mảng xây dựng dân dụng, xây dựng hạ tầng công nghiệp, xây dựng biệt thự, nghị dưỡng.

Kể từ năm 2022, capex của CTD đã bắt đầu tăng mạnh trở lại, điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang đẩy mạnh nâng cấp, đầu tư thêm các tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc doanh nghiệp xây dựng tăng chi phí cho hoạt động capex thì điều này còn thể hiện rằng khối lượng công việc trong tương lai của doanh nghiệp đó đang tăng lên.

Bắt đầu từ Q1/2024, BLN Gộp của CTD đã tăng từ 3% trong quý trước lên thành 4.7%, với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, kèm theo ngành nghề đang có dấu hiệu tích cực trở lại, do đó theo phân tích của đội ngũ ALIAS thì BLG gộp của CTD đã đã tạo đáy và sẽ tiếp tục phục hồi trong tương lai.

Tuy rằng ngành xây dựng đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn đang phải vật lộn tìm cách để có dòng tiền duy trì hoạt động. Khác với đa số các doanh nghiệp cùng ngành, cơ cấu tài chính hiện nay của CTD vẫn đang ở mức rất an toàn, khi mà tổng nợ vay tài chính của doanh nghiệp chỉ là 1.501 tỷ, còn lượng tiền mặt mà doanh nghiệp đang nắm giữ lên đến 3.337 tỷ, gấp 2.2 lần nợ vay.

3. Chiến lược Repeat Sales – Tối đã hóa gói thầu nhận được từ các chủ đầu tư cũ.
Repeat sales là chiến lược tái ký các dự án mới với các chủ đầu tư cũ. Đối với nhà thầu, việc đạt được các hợp đồng repeat sales sẽ giúp tiết kiệm chi phí đấu thầu, giảm thiểu rủi ro phát sinh công nợ nhờ nắm bắt được sức khoẻ tài chính của dự án cũng như chủ đầu tư. Một số chủ đầu tư tiêu biểu đã tái ký hợp đồng với CTD nhiều lần như Vingroup, Ecopark, Doji, Apache, … Bảng ở dưới thể hiện các dự án repeat sales của CTD trong giai đoạn từ 2023 – tháng 4/2024.

4. Liên tục ký các hợp đồng mới – khối lượng công việc tăng mạnh.
Tính tới cuối tháng 5/2024, tổng giá trị backlog của CTD đạt hơn 20 nghìn tỷ, tương đương 1.4 lần doanh thu năm 2022. Trong một bối cảnh thị trường bất động sản dân cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc tổng giá trị Backlog của CTD vẫn ở mức cao thì điều này đã thể hiện được vị thế và năng lực cạnh tranh vượt trội của CTD khi so với các đối thủ cùng ngành.

Bảng bên dưới là các dự án đã được khởi công và trúng thầu của CTD từ 2023 đến hiện tại.

5. Khuyến nghị.
Với cơ cấu tài chính lành mạnh, giá trị backlog ở mức cao, dự kiến 2024 sẽ là năm CTD ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Theo phân tích của đội ngũ ALIAS đây là thời điểm tốt để mua cổ phiếu CTD, NĐT có thể mua gom CTD có thể mua gom quanh vùng giá 60 – 73.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/