CTD – Hồi phục sau xung đột nội bộ.

1. Coteccons tăng trưởng ấn tượng.
Năm 2020, xung đột nội bộ của CTD đạt tới đỉnh điểm, cổ đông lớn Kusto yêu cầu BLĐ của CTD từ chức vì trong quá trình hoạt động kinh doanh gây ra tổn hại cho lợi ích của cổ đông. Kết quả cuối cùng là người sáng lập CTD – ông Nguyễn Bá Dương đã từ chức chủ tịch HĐQT và sáng lập thương hiệu mới là NewTeccons, từ đó khiến cho hoạt động kinh doanh của CTD bị sa sút giai đoạn 2021 2022.

Sau khi mâu thuẫn nội bộ đã được xử lý xong, BLĐ mới tham gia quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh, CTD đang dần trở lại ngôi vương ngành xây dựng của mình. Kết thúc năm tài chính 2024, LNST của công ty đạt 310 tỷ đồng, tăng 358% so với năm tài chính 2023, hoàn thành 108% so với kế hoạch kinh doanh mới.

Cơ cấu tài chính hiện nay của CTD vẫn đang ở mức rất an toàn, khi mà tổng nợ vay tài chính của doanh nghiệp chỉ là 2.651 tỷ, còn lượng tiền mặt mà doanh nghiệp đang nắm giữ lên đến 4.666 tỷ, gấp 1.7 lần nợ vay.
2. Kết quả kinh doanh và kế hoạch năm 2025.
Kế hoạch kinh doanh của CTD năm tài chính 2025 với mục tiêu doanh thu 25.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 430 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 39% so với năm tài chính 2024. Ban lãnh đạo công ty đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kép 20-30%/năm.

3. Lượng Backlog to lớn nhờ chiến lược Repeat Sale.
Hiện nay, Coteccons đã có trong tay backlog 30.000 tỷ đồng. Trong đó, backlog cho riêng năm 2025 là 20.000 tỷ đồng. Lượng backlog và doanh thu tiếp tục khả quan hơn khi Công ty sử dụng chiến lược repeat sales, tập trung vào chất lượng, tiến độ và sự an toàn của dự án cũ để tiếp tục ký kết hợp đồng xây dựng những dự án mới với các chủ đầu tư BĐS lớn.

Trong ngày 21/02/2025, CTD cũng vừa trúng thêm gói thầu 3.144 tỷ đồng tại sân bay Long Thành. Đây là gói thầu số 11.5, thuộc dự án thành phần 3 – công trình thiết yếu trong sân bay, với thời gian thi công 16 tháng. Việc liên tiếp trúng các dự án quy mô lớn cho thấy Coteccons đang dần lấy lại vị thế dẫn đầu, đồng thời tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
4. Mảng BĐS – Động lực tăng trưởng của Coteccons.
4.1. Dự án ở Bình Dương.
Emerald 68 là dự án BĐS đầu tiên mà CTD tham gia với vai trò là nhà phát triển. Trong đó, CTD liên doanh với tập đoàn Lê Phong để triển khai dự án, tỷ lệ vốn góp của CTD là 49%. Dự án sẽ mang lại lợi nhuận cho CTD trong năm 2025.

4.2. Dự án gần 11.000 tỷ đồng tại Long An.
Coteccons, thông qua công ty con Covestcons, vừa tham gia phát triển Khu Dân cư kết hợp thương mại dịch vụ Thanh Phú tại Long An với tổng vốn đầu tư 10.662 tỷ đồng. Dự án có diện tích 85 ha, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2029. Đây là bước đi quan trọng giúp Coteccons mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản, gia tăng cơ hội hợp tác và đa dạng hóa doanh thu.
Long An hiện là điểm nóng thu hút dòng vốn đầu tư với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” như Ecopark, Vinhomes. Việc Coteccons tham gia vào dự án này giúp củng cố vị thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và phát triển hạ tầng. (thiếu 1 dự án đang làm ở Bình Dương)
5. Tiến ra thị trường quốc tế.
Bên cạnh việc khẳng định vị thế tại thị trường xây dựng nội địa, CTD đã có bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng quốc tế. Ngày 4/1/2025, Coteccons chính thức thành lập Coteccons India Construction Private Limited tại Ấn Độ theo Nghị quyết HĐQT số 16/2024/NQ-HĐQT ngày 15/8/2024.

Đây là bước đi chiến lược nhằm mở rộng thị trường ra khu vực Nam Á, nơi có nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản rất lớn. Ấn Độ hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới, với hơn 1,4 tỷ dân và tốc độ đô thị hóa nhanh.

Việc Coteccons quyết định đầu tư vào thị trường này thể hiện tham vọng vươn tầm quốc tế, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, tận dụng cơ hội từ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản đang bùng nổ tại Ấn Độ.
6. Mục tiêu tăng trưởng dài hạn.
CTD đã có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%/ năm từ 2022 tới 2024. Mục tiêu của BLĐ sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 30%/ năm trong 5 năm tới. Trong năm 2025, dự kiến CTD sẽ có doanh thu 1 tỷ USD.

7. Đối thủ đang gặp khó khăn.
Việt Nam có 2 thương hiệu xây dựng lớn là Hòa Bình và Cotteccons, trong khi cấu trúc tài chính của CTD vẫn vững mạnh thì HBC liên tục bị thua lỗ do tình hình quản trị yếu kém. Hiện tại cổ phiếu HBC đã bị hủy niêm yết ở sàn HOSE và đang giao dịch ở sàn Upcom.

8. Dự báo diễn biến năm 2025.
CTD là cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng lớn nhưng giai đoạn 2023 – 2024 cổ phiếu đã tăng mạnh. Dự báo cổ phiếu CTD sẽ sideway trong vùng giá từ 80.000 – 100.000 VND trong năm 2025.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
MS TRỊNH NGỌC HÀ – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/