CEO – Thắng bại tại vĩ mô.
1. Lịch sử 2018 – 2019: Vĩ mô quyết định tất cả.
Trong giai đoạn 2017 – 2018, CEO đang tập trung phát triển dự án Sonasea Condotel & Villas tại Phú Quốc.
Chính vì việc đẩy đẩy mạnh triển khai dự án, cho nên hàng tồn kho của CEO trong giai đoạn 2017 – 2018 tăng rất mạnh. Hàng tồn kho năm 2016 của CEO chỉ là 610 tỷ, nhưng đến 2018 đã tăng lên thành 2.244 tỷ, tăng gấp 3.7 lần.
Năm 2018, BĐS Phú Quốc vẫn đang trong tình trạng nóng sốt, đặc biệt là các dự án biệt thự biển.
Với việc BĐS biệt thự biển tại Phú Quốc đang nóng sốt tại thời điểm đó, cho nên tiến độ bán hàng của CEO ở mức rất tốt. Giá trị người mua trả tiền trước trong năm 2016 chỉ là 402 tỷ, nhưng đến năm 2018 đã tăng lên thành 2.973 tỷ, điều này chứng tỏ dự án Sonasea Condotel & Villas tại Phú Quốc của CEO tại thời điểm đó đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Năm 2018, khoản mục hàng tồn kho và người mua trả tiền trước của CEO đều tăng mạnh, điều này đã tạo ra sự kỳ vọng lớn cho cổ phiếu. Từ tháng 3/2018 – tháng 5/2018 giá cổ phiếu CEO tăng gần 100%.
Giai đoạn 2017 – 2018, là thời điểm CEO tập trung xây dựng và mở bán dự án, và đến 2019 chính là điểm rơi lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh thu 2019 của CEO đạt 4.550 tỷ, tăng 200%, lợi nhuận gộp đạt 1.439 tỷ, tăng 160%.
Tuy rằng, doanh thu, lợi nhuận ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trong năm 2019, nhưng giá cổ phiếu CEO trong giai đoạn này lại sụt giảm, điều này là do vĩ mô ngành BĐS đã bắt đầu đảo chiều từ nửa cuối 2018, và đến năm 2019 thì Việt Nam chính thức siết chặt các hoạt động tín dụng liên quan đến BĐS.
Vĩ mô là yếu tố quan trọng số 1 trong đầu tư. Doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng nếu vĩ mô xấu thì giá cổ phiếu hoàn toàn vẫn có thể giảm. Vĩ mô tạo ra sự kỳ vọng trong tương lai, cho nên khi vĩ mô xấu thì tương lai của các doanh nghiệp trong ngành cũng sẽ kém tích cực, từ đó khiến cho giá cổ phiếu giảm.
2. Giai đoạn 2021 – đầu 2022: Doanh thu lợi nhuận không tăng, nhưng khi vĩ mô đủ tốt giá cổ phiếu vẫn tăng bất chấp.
Trong năm 2021, CEO bắt đầu mở bán các phân khu tại dự án Sonasea Vân Đồn, với sức hấp thụ các sản phẩm của dự án ở mức rất tốt, điều này đã tạo ra sự kỳ vọng lớn cho CEO, từ đó giúp cho cổ phiếu CEO tăng 1000% chỉ trong vòng hơn 2 tháng. Trong giai đoạn này giá cổ phiếu CEO tăng mạnh bất chấp việc doanh thu, lợi nhuận trong năm 2021 sụt giảm so với 2020. Nhưng đến đầu 2022, khi vĩ mô ngành BĐS bắt đầu đảo chiều, các vụ việc sai phạm trong ngành được đưa ra ánh sáng, tín dụng BĐS bị siết chặt để kìm hãm lại sự nóng sốt, điều này đã dẫn đến giá cổ phiếu CEO quay đầu giảm mạnh.
“Cổ phiếu tăng là nhờ sự kỳ vọng, mà sự kỳ vọng được sinh ra bởi vĩ mô.” NĐT đừng quá tập trung vào các con số doanh thu, lợi nhuận, thay vào đó hãy quan tâm đến các yếu tố vĩ mô mà có tác động đến ngành nghề.
Trong giai đoạn gần đây, đội ngũ ALIAS đang tập trung phân tích các cổ phiếu thuộc nhóm ngành BĐS, trong đó có cổ phiếu CEO. NĐT có thể đọc bài phân tích sau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng đối với cổ phiếu CEO: https://alias.vn/top-2-co-phieu-di-nen-tich-luy/
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/