Cập nhật KQKD Q4/2024 của ngành chứng khoán.

1. Mảng môi giới – Áp lực cạnh tranh lớn.

Trong Q4/2024, do thị trường diễn biến kém tích cực, điều này đã khiến cho doanh thu môi giới của đa số các công ty chứng khoán đều giảm so với cùng kỳ và quý liền kề. Ngược lại với xu hướng chung, một số ít công ty chứng khoán như TCBS, VCI, DSE, … vẫn ghi nhận sự tăng trưởng của doanh thu môi giới.

Hiện nay, mảng môi giới không còn đóng góp tỷ trọng quá lớn vào sự tăng trưởng lợi nhuận của các công ty chứng khoán. Trong Q4/2024, biên lợi nhuận mảng môi giới của các công ty chứng khoán tiêu biểu đang niêm yết trên sàn đều giảm mạnh so với quý trước đó (Trừ VCI), điển hình nhất là FTS chấp nhận lỗ mảng môi giới để duy trì thị phần, MBS chấp nhận không có lợi nhuận từ mảng môi giới, còn DSE thì chấp nhận lỗ mảng môi giới trong nhiều năm để chiếm lĩnh thị phần. Ngoài sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang niêm yết, mảng môi giới của các công ty chứng khoán còn chịu sự trạnh đến từ nhiều cái tên với tiềm lực tài chính lớn do có ngân hàng mẹ đứng phía sau như TCBS, Kafi, Lpbs … Do đó, xu hướng chung của các công ty chứng khoán trong tương lai sẽ là giảm phí môi giới về 0% để duy trì lợi thế cạnh tranh với các công ty khác hoặc chia sẻ hết doanh thu môi giới cho nhân viên tư vấn.

Trong năm 2024, thị phần môi giới tại các công ty chứng khoán chứng kiến sự biến động tương đối lớn. Mặc dù ghi nhận thị phần giảm gần 2.55%, nhưng VPS vẫn đứng vị trí số 1 về thị phần môi giới và cách tương đối xa các đối thủ còn lại. Trái với sự kém tích cực của thị trường trong 2024, một số công ty chứng khoán như TCBS, VCI, HSC, MBS, … vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về thị phần môi giới, điển hình nhất là VCI đã vươn từ top 8 trong 2023 lên top 3 trong 2024. VND là doanh nghiệp chứng kiến thứ hạng về thị phần môi giới giảm nhanh nhất, từ top 3 trong năm 2023 giảm xuống chỉ còn top 7 trong 2024.

2. Mảng cho vay.

Trong Q4/2024, do diễn biến thị trường chung không quá tích cực, NĐT hạn chế gia tăng thêm Margin để đầu tư cổ phiếu, điều này đã khiến giá trị cho vay của các công ty chứng khoán không có sự thay đổi quá nhiều so với quý liền kề trước đó, chủ yếu là đi ngang hoặc tăng nhẹ.

Trong Q4/2024, lãi từ hoạt động cho vay cũng chứng kiến sự phân hóa giữa các doanh nghiệp. Những công ty đẩy mạnh được hoạt động cho vay từ cuối Q3 và đầu Q4/2024 như VCI, VIX, … đều ghi nhận lãi từ hoạt động cho vay tăng trưởng tích cực.

Theo quy định của ủy ban chứng khoán nhà nước, các công ty chứng khoán không được phép cho vay quá 2 lần vốn chủ sở hữu. Tại cuối Q4/2024, một số doanh nghiệp như HCM, FTS, MBS đang có tỷ lệ cho vay/vốn chủ ở mức cao, những doanh nghiệp này sẽ cần phải tiếp tục tăng vốn để tăng thêm giá trị tối đa có thể cho vay. Còn những doanh nghiệp khác như VPS, TCBS, DSE, VCI, SSI, VND, … mặc dù tỷ lệ cho vay/vốn chủ vẫn đang ở mức hợp lý, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số này vẫn liên tục tăng vốn để có thêm tiền phục vụ cho hoạt động tự doanh và nhằm giảm phụ thuộc vào dòng vốn đến từ việc đi vay, từ đó giảm lãi margin để cạnh tranh với các công ty khác.

3. Định giá vẫn ở mức tương đối hợp lý.

Khi so với quá khứ thì định giá hiện nay của các công ty chứng khoán đang ở mức tương đối hợp lý, kết hợp với kỳ vọng hệ thống KRX sẽ sớm đi vào hoạt động và câu chuyên nâng hạng lên thị trường mới nổi sơ cấp của FTSE trong năm 2025. Điều này sẽ giúp cho các công ty chứng khoán có lợi thế cạnh tranh vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng trong tương lai.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *