Các chu kỳ của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Sau hơn 30 năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã trải qua nhiều sự tăng trầm. Mời NĐT đọc bài phân tích bên dưới để hiểu được 3 chu kỳ tiêu biểu nhất kể từ khi thị trường chứng khoán Trung Quốc được hình thành.
1. Chu kỳ 2006 – 2009.
Bắt đầu từ T4/2006, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) bắt đầu tăng lãi suất cho vay để kìm hãm lại sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Mặc dù lãi suất đã tăng cao trong 2006, nhưng đến Q1/2007, GDP Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng 11.1% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này càng làm các nhà kinh tế tại Trung Quốc lo ngại về việc kinh tế tăng đang tăng trưởng quá nóng, do đó PBoC quyết định tiếp tục tăng lãi suất trong cả năm 2007.
Mặc dù PBoC liên tục tăng lãi suất từ 2006, nhưng thị trường chứng khoán Trung Quốc lại liên tục lập các đỉnh mới, chỉ trong vòng hơn 1 năm (Từ 2006 – giữa 2007) chỉ số CSI tăng gần 500%. Điều này là minh chứng rằng, không phải cứ lãi suất tăng là chứng khoán sẽ giảm. Đến cuối 2007, do chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kết hợp với thị trường chứng khoán trong nước đang ở mức quá cao, điều này đã khiến cho chỉ số CSI 300 giảm 70% kể từ sau khi đạt đỉnh.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong 2006 – 2007 là đến từ làn sóng IPO của các doanh nghiệp. Theo thống kê, chỉ riêng trong 2007 các DN niêm yết trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến đã huy động được hơn 841 tỷ NDT (120 tỷ USD), gấp 4 lần số tiền huy động được trong năm 2006, và bằng cả số tiền mà hai sàn này huy động được trong 14 năm đầu tiên hoạt động kể từ năm 1990. Điển hình nhất trong giai đoạn này đó là thương vụ IPO của PetroChina với mức định giá lên đến 1.000 tỷ USD ngay trong ngày chào sàn và trở thành công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới.
2. Chu kỳ 2014 -2016.
Tại giữa năm 2014, để kích thích nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, PBoC đã quyết định giảm lãi suất cho vay và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng.
Kể từ khi PBoC hạ lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chỉ số CSI 300 đã có một nhịp tăng nóng khoảng 130% chỉ trong vòng gần 1 năm. Nhưng sau sự tăng nóng, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụp đổ, điều này là do sự tăng trưởng của chứng khoán không đi liền với tăng trưởng kinh tế (Tăng trưởng GDP trong 2015 chỉ quanh mức 7%, thấp nhất trong vòng hơn 1 thập kỷ). Ngoài ra, việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá mức đã khiến cho dòng tiền chảy từ các kênh đầu tư khác sang chứng khoán, điều này đã dẫn đến tình trạng các cổ phiếu bị định giá quá cao và hình thành tình trạng bong bóng.
3. Chu kỳ 2020 – nay.
Tại thời điểm đại dịch Coivd bùng phát, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã ghi nhận sự điều chỉnh nhẹ, nhưng sau đó chỉ số CSI 300 lại ghi nhận mức tăng lên đến 60%. Sau khi CSI 300 tạo đỉnh, nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện nhiều vấn đề rủi ro liên quan đến lĩnh vực BĐS. Đến cuối 2021, tập đoàn Evergrande (Công ty BĐS lớn thứ 2 của Trung Quốc) vỡ nợ, điều này là phát súng đầu tiên cho sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc sau đó. Đến T10/2023, nhà phát triển BĐS lớn nhất Trung Quốc là Country Garden vỡ nợ, điều này là hệ quả sau giai đoạn tăng trưởng nóng của ngành BĐS.
Theo thống kê, BĐS & xây dựng chiếm đến 25% trong cơ cấu GDP của Trung Quốc, do đó khi ngành BĐS nước này gặp vấn đề thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực đến các ngành khác.
Cuộc khủng hoảng BĐS Trung Quốc đã lan sang và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tài chính của quốc gia này. Điển hình nhất là ngân hàng Zhongzhi với tổng tài sản 3.000 tỷ USD đã nộp đơn phá sản trong 2024.
Kể từ năm 2022 đến nay, doanh số bán nhà tại Trung Quốc liên tục giảm và được dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong tương lai do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, dân số già đi nhanh chóng, niềm tin của người dân giảm mạnh, … Việc thị trường BĐS tiếp tục ảm đảm sẽ khiến cho tình hình kinh tế tại Trung Quốc thêm trầm trọng hơn.
Chỉ tính riêng trong 3 năm, kể từ khi lập đỉnh vào cuối 2020 đến hết 2023, tổng vốn hóa của các cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bốc hơi hơn 6.000 tỷ USD.
Mặc dù luôn giữ lãi suất ở mức thấp, nhưng hiệu suất trong năm 2023 của thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn thua xa thị trường chứng khoán của các quốc gia đang giữ mặt bằng lãi suất ở mức cao như Mỹ. Điều này minh chứng cho việc, không phải cứ lãi suất thấp là chứng khoán sẽ tăng, thị trường tăng hay giảm bản chất vẫn phải phụ thuộc vào nền kinh tế.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/